À, vẫn thấy cay cay vụ bạn @quang3456 chê mình không biết lẩn vào bãi chiếu bóng Cầu Giấy mà lại đi mua vé. Gọi là bãi nhưng xung quanh nó có tường gạch (không nhớ có cắm mảnh chai không), cao chắc 2.5 - 3 mét cuối bãi có cái phòng để máy chiếu phim như cái điếm canh đê có 2 lỗ vuông, đầu này có cột để căng màn ảnh. Tường đó lớn chút trèo qua dễ dàng, thanh niên trẻ trâu nghịch ngợm leo qua nhiều lắm, bị bắt cũng nhiều, hết buổi chiếu phim lại thả. Vẫn nhớ ấn tượng hôm xem Mối tình đầu, người đi xem đông nghẹt. Tôi và thằng bạn nắm tay nhau cầm vé chen vào thì đám đông hò dô ta như bộ đội Điện Biên kéo pháo. Cả đám đứng gần cửa soát vé bị chen bắn vào trong bãi. Tôi và thằng bạn vào đến nơi thì tay vẫn cầm nguyên cái vé. Các phim khác cũng đông nhưng không đến nỗi thế.
@Caruri, theo link mà bạn nxan dẫn thì cái quả như quả cherry ấy mới gọi là phúc bồn tử hay quả lý chua. Nhưng phúc bồn theo chữ Hán là cái chậu lật úp, tôi thấy nó giống quả mâm xôi hơn. Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Theo wiki thì đúng là phúc bồn tử có nghĩa rộng rãi chỉ cả mâm xôi, dâu tây và lý chua nhưng nhiều người bảo là sai vậy nên phải hỏi lại bác cho chắc đó. Các cụ không dịch sai thành quả bồ quân đâu, chỉ là tạm dịch cho dễ hiểu thôi, như kiểu ở trường học Tây thì đánh kẻng nhưng dịch là đánh trống cho giống VN
Thật ra thì không phải gọi theo cờ tướng hoàn toàn đâu chú, mà gọi theo người Nga, nguồn gốc du nhập của môn cờ này. Quân Xe gọi theo cờ tướng là đúng rồi, vì tiếng Pháp thì nó là quân "tháp", Nga thì dùng từ nghĩa tương tự như rook tiếng Anh. Nó đi như Xe trong cờ tướng nên gọi là Xe cho dễ phổ cập. Còn Tượng vs Mã thì tiếng Nga dùng đúng từ Voi và Ngựa luôn (Слон (sờ lôn của bác NQK) và Конь), vả lại nó đi như Tượng và Mã cờ tướng nên dùng từ đó. Chứ nếu tiếng Nga cũng gọi là giám mục (bishop) và kỵ sĩ (knight) như tiếng Anh thì chưa chắc hai con đó ngày nay đã tên Tượng và Mã. Bác nói đến tam cúc lại nhớ một thời khó khăn không có quân cờ phải cắt quân tam cúc ra chơi cờ tướng. Hôm trước ở đây hay ở đâu đó có ai kết luận rằng theo ngôn ngữ thì gọi cờ tướng là "cờ vua" mới đúng, quân cao nhất chỉ quẩn quanh trong cung, đúng như một ông vua, còn cờ vua gọi là "cờ tướng" mới chính xác, vì tàn cuộc thì "vua" tham gia rất tích cực vào chiến trận, xông lên dồn bắt "vua" đối phương như đúng rồi. Nhiều ván đấu hai bên lực lượng cân bằng nhưng vua một bên tích cực hơn nên dẫn đến chiến thắng. Cái này bác @dongtrang chắc rành?
Các cụ biết thật. Giỏi thế. Giờ thì những chú thích thế này không còn cần thiết nữa rồi. Sent from my ONEPLUS A3000 using Tapatalk
Cờ tướng gọi cũng đúng chớ, vì tướng nhiều ông nhảy từ văn sang võ - võ chắc cũng biết đôi miếng mèo cào, thể dục giữ sức khỏe là chính. Hàn Tín hay Khổng Minh chẳng hạn, khi thua là lên ngựa chạy đầu tiên. Mà tướng trong cờ tướng là tướng chỉ huy trận đánh, không phải loại tướng solo.
Bác nói chữa cho cụ này chớ thiệt ra cụ này không rành về cây trái Việt nam. Hơn nữa cụ này cũng lười tra từ điển. Đào Duy Anh và Đào Đăng Vỹ có dịch và dịch tương đối là kỹ. Đào Đăng Vỹ dịch là: phúc bồn tử, dâu dại và dịch thêm là cây ngấy; cây dum; cây dum hương. Ở nước ta thì có cây mâm xôi trong Nam gọi là dum ngấy hay đùm đũm rất giống với cây của Tây. Bây giờ Đà lạt có nhập cây này về để trồng và gọi là phúc bồn tử Đà lạt. Đang thắc mắc là tại sao lại dịch quả currant là lý chua. Không biết có phải dịch từ tiếng tàu 醋栗 cù lì (hạt dẻ chua) không nữa. Vì quả lý là quả gioi (roi) nhìn thấy khác một trời một vực.
Chẳng thấy ai vào nói về Tứ sắc đành hỏi ông bạn thân thì hắn bẩu: Tứ sắc: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Tam cúc: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
Tiện thể nhờ anh Tư hỏi ông bạn thân luôn tại sao lại gọi là tam cúc. Thấy bên tiếng Anh họ dịch Tam cúc 三菊, "three chrysanthemums". Sao lại có hoa cúc ở đây nhỉ?
Cái đó nên để các học giả ở đây bàn, link wiki về tam cúc, tứ sắc trên kia là quá nhiều mồi cho một cuộc nhậu. Tôi đánh giá việc bình sách cao hơn việc đọc sách vì để bình đương nhiên phải đọc và phải hiểu, tham gia bình cũng kích thích việc đọc và làm cho "hiểu" sâu thêm.
Có mem còn nói với tôi: người chữ đầy mình như thần Siêu, thánh Quát ở Thư viện đầy (tôi cũng đồng ý) nhưng họ "không thèm nói".
Xăm mình ạ? "Chữ" (kiến thức) đầy mình thì thích quá, nhưng không mang ra "giúp đời" (hi hi) thì khác gì quả hồ lô đặc đâu.
Tứ sắc chơi thế nào nhỉ? Em chưa chơi bao giờ. Tổ tôm, Tam cúc, Chắn thì chơi rồi. Thua ối tiền rồi ạ. Ngày nay các món chơi "bài" càng ngày càng phong phú. Các cháu nó chơi "Ma sói" rồi "Mèo nổ" rồi "Uno" nhiều thứ lắm. Đó là các loại có quân bài hoàn toàn mới, còn các món dựa trên bộ tú 52 cây thì khỏi nói rồi.
Học giả chưa chắc giải thích hay bằng học chơi bác ơi. Biết đâu chừng tam không phải là 3 mà cúc cũng không phải là hoa. Ông thần nào dịch tam cúc thành ba hoa cúc cũng liều thiệt.
Học giả của Thư viện ví dụ như: dongtrang, quang3456, Ngọc Sơn, (ai thiếu vui lòng giơ tay)... "ở đây" chính là ở đây, là Thư viện này.
Anh thấy người ta chơi rất nhiều trong Nam, nhìn qua thì thấy nó giống tam cúc. Luật chơi, cách chơi xem link wiki ở trên.
Quên không nói, học giả tức là người có học, thức giả là người biết, hiểu biết, "đang thức" , độc giả là người đọc (sách, báo)... Tôi nghĩ chẳng ai dại gì lại đi nhận mình là người không có học, vô học nhỉ?
Nói cho vui thôi, chớ có người học giả lại thành thật. Học thật lại thành giả. Có người tưởng giúp đời lại hại đời. Bể học mênh mông. Biết đâu mà mò.
Nói chung biết nhiều nói nhiều, biết ít nói ít. Không biết diễn đạt thì chép sách, ok hết. Hồi tôi còn đi học (bây giờ đang thất học), cô giáo ra đề :"Em hãy tả con thỏ nhà em". Có bạn chép nguyên sách: NUÔI THỎ (tên bài em quên rồi, thầy @quang3456 nhớ gà bài cho em (chính thằng đang gõ) nhé, em cảm ơn!) Em nuôi một đôi thỏ, Bộ lông trắng như bông. Mắt tựa viên kẹo hồng, Đôi tai dài thẳng đứng. Nói sao hết sung sướng, Sáng học chiều hái rau. .... Thu qua rồi đông tới, Tính mới trọn một năm. Thỏ đẻ bốn, năm lần, Em bán năm bảy bận. Tiền thỏ mua bút, mực, Tiền thỏ may áo quần, Tiền thỏ xây nhà thỏ. Bố mẹ rất vui mừng. .... Lâu quá rồi, chữ thầy giả thầy hết. Nói tiếp vụ cô bạn, cô ấy chép nguyên xi bài thơ không sai một chữ và được 5 điểm vì công chép bài và công học thuộc.