Thông báo Về việc gỡ bỏ các sách vi phạm bản quyền

Thảo luận trong 'Thông báo' bắt đầu bởi deathshine, 8/5/21.

Moderators: S.MOD
  1. Yomost

    Yomost Mầm non

    Giảm 80% mà vẫn lời lớn!?! cute_smiley81
     
  2. tuonglai

    tuonglai Lớp 5

    Chi phí phát hành sách ở vn thường là 80% hoặc hơn.
     
  3. cxz27

    cxz27 Lớp 7

    Đúng đấy bạn, ngày xưa mấy tác phẩm của Mạc Ngôn, nhà sách Phương Nam dịch không bản quyền rất nhiều. Bây giờ thách họ cũng không dám in lại vì tiền bản quyền rất cao.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
  4. Nhân tiện nói về bản quyền, mình có một thắc mắc là những sách "phóng tác" thì có dính dáng gì đến bản quyển của tác giả tác phẩm gốc không? o_O
     
  5. Phiêu Lãng Du

    Phiêu Lãng Du Mầm non

    Mình thấy những khảo sát gần đây của các công ty sách, họ đang có định hướng phát hành ebook cho máy đọc sách (kindle, kobo,...). Hy vọng là họ làm thật.
     
  6. indiman

    indiman Mầm non

    Mình ủng hộ ý kiến này, còn việc gỡ thì vẫn phải gỡ thôi, nếu đúng luật.
     
  7. bluesky85

    bluesky85 Mầm non

    Nhà First News chuyên làm sách self help và tâm linh, họ không cần độc giả yêu thích đọc, mà cần doanh số và lợi nhuận. Thôi xoá hết sách của họ cũng tốt, đừng đụng vào, vì sách self help đa phần là liều thuốc độc.

    * Đây hoàn toàn là quan điểm cá nhân.
     
  8. y42b5yis.vzn

    y42b5yis.vzn Lớp 6

    Thì nếu họ có ebook bản quyền (định dạng kindle, epub, v.v.) mà mua được trên mạng và họ yêu cầu diễn đàn xóa ebook do thành viên tự làm thì có thể rút file xuống và dẫn link đến website mua ebook bản quyền của họ. Mình thấy điều đó cũng fair thôi.
    Trước khi xóa mình nghĩ admin, mod nên thông báo chủ topic, lập một trang thông báo nhật trình xóa các bài viết vi phạm bản quyền, bao nhiêu ngày đó để họ có thể backup công sức của họ rồi hẵng xóa.
     
    Chỉnh sửa cuối: 12/5/21
  9. m0n0kun

    m0n0kun Lớp 1

    Uầy nếu quả thật như vậy thì tình hình này có vẻ là quá căng thẳng rồi :(
     
  10. Thuật ngữ luật của sách phóng tác, nếu dựa đủ nhiều vào bản gốc, thì là Tác phẩm phái sinh bạn ạ.

    Trước tiên, bạn phải xin phép chủ sở hữu quyền tác giả thì bạn mới có quyền làm phái sinh tác phẩm gốc. Sau khi được phép rồi, thì tác phẩm phái sinh được bảo hộ cho người làm phái sinh.

    Ví dụ tương tự là trường hợp dịch sách sang ngôn ngữ khác. Muốn dịch phải xin phép chủ sở hữu. Sau đó thì bản dịch là tài sản của người dịch. Nếu người dịch bán lại cho một bên khác thì người dịch vẫn là tác giả của bản dịch, nhưng quyền sở hữu bản dịch thuộc về bên đó.

    Cũng xin nói thêm là khi mới tạo ra tác phẩm, về nguyên tắc thì tác giả cũng là chủ sở hữu. Tuy nhiên nếu tác giả bán đi tác phẩm (bản chất là bán đi quyền in ấn, phát hành, quyền license, và các quyền về kinh tế khác v.v.) thì tác giả chỉ còn lại 1 vài quyền rất căn bản, các quyền mang tính kinh tế sẽ thuộc về bên mua và bên mua trở thành chủ sở hữu mới. Các quyền căn bản mà tác giả giữ lại gồm: quyền đứng tên; quyền bảo vệ sự nguyên vẹn của tác phẩm.

    Quyền tạo ra ebook dựa trên tác phẩm gốc và phân bối ebook cũng là một quyền của chủ sở hữu.
     
    Chỉnh sửa cuối: 15/5/21
    Anan Két, nhanjkl, angoc1234 and 4 others like this.
  11. Ebolic

    Ebolic Lớp 7

    Mãi mới thấy có bạn nói đúng này. Người không hiểu luật thường nghĩ rằng tác giả/dịch giả đồng ý làm ebook là được phép làm, nhưng theo luật thì họ có rất ít quyền trong chuyện này.

    Tác giả thì thường kí hợp đồng bán quyền tài sản có thời hạn, chứ dịch giả thường bị bán vĩnh viễn luôn, có nghĩa là dịch giả không có quyền định đoạt nó được làm ebook hay không.

    Chuyện mua sách để ủng hộ tiền cho tác giả/dịch giả cũng là ảo tưởng. Với tác giả, trong hợp đồng thường bán rồi nhận một cục tiền một lần, có thể tính theo chữ hoặc giá bìa nhân với số lượng in (mà bên làm sách thường khai rất ít để tốn ít tiền cho tác giả, nhưng in rất nhiều để lợi thân), và khi tái bản thì nhận một cục tiền nữa với số % ít hơn lần in đầu. Còn với dịch giả thường chỉ nhận một lần duy nhất tính theo số chữ, tái bản không được gì.

    Người không biết cứ tưởng họ mua sách là một % số tiền ấy về tay tác giả/dịch giả, nhưng không phải thế. Việc mua nhiều của người mua có thể kích thích cho sách tái bản, gián tiếp giúp tác giả, nhưng còn dịch giả về cơ bản không được giúp gì.

    Câu "mua để ủng hộ tác giả/dịch giả" nhiều khi cũng là chiêu để bán chạy của bên bán hàng. Chứ tác giả/dịch giả thường được tiếng chứ không được miếng.
     
  12. suotdoirongchoi

    suotdoirongchoi Lớp 8

    Lại thêm 1 lần nữa sao :D
    Sách nào đang bán nhiều trên thị trường thì gỡ cũng được, nhưng sách đã ngưng xuất bản hoặc khó mua quá thì có thể xin giữ lại.
    Có điều giá sách dạo này tăng như bất động sản vậy, có mấy cuốn cả triệu, ảo vãi, sau đó lại suốt ngày discount đến 30 40 50%, là sao???
     
  13. Nếu dựa ít vào bản gốc thì sao bác?
     
  14. Hover

    Hover Mầm non

    Bên làm sách thường khai rất ít để tốn ít tiền cho tác giả, nhưng in rất nhiều để lợi thân => tình trạng này mình nghĩ không có nhiều. Bạn có thể cho dẫn chứng không?

    Nếu bị phát hiện sẽ bị tác giả / agency bản quyền kiện và phạt rất nặng, ngoài ra có thể bị độc giả tẩy chay nữa.
     
  15. Ebolic

    Ebolic Lớp 7

    Người trong giới đồn đại từ lâu rồi, như nhà văn Hà Thuỷ Nguyên có viết từ khá lâu trước ở đây.
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Tất nhiên khi bị phát hiện sẽ mệt, nhưng có phát hiện được không lại là vấn đề. Đưa bạn một vụ của MCBooks bị phát hiện và bị xử lí cũng khá nặng này.
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Tuy nhiên bây giờ thì MCBooks vẫn sống khoẻ như thường.
    Còn tẩy chay từ độc giả ấy hả? Bạn nhìn vào mấy vụ tẩy chay phim rồi thực sự tin VN có văn hoá tẩy chay hả? Hahaha. :D
     
  16. Tinh thần là: nếu giống rất nhiều thì tác phẩm mới là tác phẩm phái sinh của tác phẩm nguyên gốc, do vậy phải xin phép; nhưng nếu khác đủ nhiều thì tác phẩm mới là tác phẩm độc lập, không cần phải xin phép chủ sở hữu tác phẩm gốc.

    Lấy ví dụ vui: Nguyễn Du sáng tác Truyện Kiều dựa trên cốt truyện của Đoạn Trường Tân Thanh. Truyện Kiều khác đủ nhiều (về hình thức, nội dung) nên là một tác phẩm độc lập. Nguyễn Du có thể sáng tác và công bố Truyện Kiều mà không cần xin phép. Ví dụ vui thôi vì thời đó làm gì đã có luật sở hữu trí tuệ =)))

    Nhưng Warner Bros làm phim Harry Potter, dù có thay đổi một số chi tiết, cắt một số đoạn, thì vẫn cần xin phép J. K. Rowling vì đây vẫn giống đủ nhiều để xem là tác phẩm phái sinh.

    Đó là tinh thần nha. Còn đâu là ranh giới giữa 2 loại đó, bao nhiêu là đủ nhiều, Luật Việt Nam chưa có khả năng giải thích rõ. Tòa án Việt Nam cũng chưa có án lệ để minh định.

    Tham khảo một án lệ năm 2018 của Tòa án Tối cao Mỹ, thì miễn sao đáp ứng 2 điều kiện sau đây thì tác phẩm sau sẽ là tác phẩm độc lập với tác phẩm gốc, dù quá trình sáng tạo tác phẩm sau có tham khảo tác phẩm gốc:

    (1) Một người ngoài, nhìn từ góc độ khách quan, có khả năng dễ dàng phân biệt 2 tác phẩm, và sự khác biệt của 2 tác phẩm là đủ lớn, chứ không phải các khác biệt nhỏ nhặt (Chẳng hạn như có những tinh thần mới, cách diễn đạt mới, những nội dung đáng kể mới không tìm thấy trong bản gốc, v.v.); và

    (2) Tác phẩm sau không phải là sản phẩm sao chép (đây là yêu cầu đối với mọi tác phẩm để được bảo hộ rồi).

    Source: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    Chỉnh sửa cuối: 16/5/21
    amibosi, Anan Két, tript and 3 others like this.
  17. y42b5yis.vzn

    y42b5yis.vzn Lớp 6

    Vậy thì các tác phẩm "đạo văn" thì sao, chỉ lấy ý tưởng chính rồi viết lại. Nổi tiếng có vụ Sholokhov với Sông đông êm đềm đạt giải Nobel văn học.
    Như có lẽ topic đang đi lạc đề, đâu phải là topic bàn về quyền tác giả hay luật sở hữu trí tuệ. Cái cốt yếu là diễn đàn sẽ xử lý ra sao, mạnh tay xóa luôn tất cả sách gì phạm luật sở hữu trí tuệ của Việt Nam hay sử dụng một "luật" riêng cho diễn đàn. Cái đầu thì mình cho là không khả thi rồi.
    Theo mình thì diễn đàn hoạt động ở chừng mực không làm ảnh hưởng nhiều tới lợi nhuận của các nhà xuất bản, thu nhập của tác giả dịch giả là được rồi.
    Chúng ta nên trọng lợi ích chung của bạn đọc hơn, nhất là sự cần thiết phổ biến những cuốn sách có giá trị cao, đã lâu không xuất bản, khó tìm, giá quá mắc, v.v... chứ việc gì cứ phải phục tùng vô điều kiện các nhà tư bản (chưa bao giờ giãy chết) của ngành xuất bản luôn chăm chăm tối đa lợi nhuận nhỉ :D
     
    Chỉnh sửa cuối: 16/5/21
    Anan Két and angoc1234 like this.
  18. Touch Me

    Touch Me Lớp 1

    Số lượng in thì làm sao mà làm giả được khi ở đằng sau mỗi cuốn sách đều có trang lưu chiểu hả bạn? In bao nhiêu cuốn đã ghi rõ trong trang cuối của sách.

    Trường hợp nhà xuất bản cố tình lừa tác giả thì cũng phải lừa luôn cả cơ quan chức năng, in 10.000 cuốn nhưng khai chỉ in 5.000 cuốn thì may ra.
     
  19. Luật quyền tác giả không bảo hộ ý tưởng, mà chỉ bảo hộ tác phẩm sau khi đã được hình thành đầy đủ. Cho nên dùng lại ý tưởng của người khác cũng không sao, miễn không phải là sao chép, mà vẫn có sự sáng tạo là được bạn ạ.
     
  20. Ebolic

    Ebolic Lớp 7

    Theo tôi biết thì không có cơ quan chức năng nào giám sát được số lượng in. Các quy trình cần xin phép từ cqcn là xin giấy phép xuất bản, nộp lưu chiểu, nó không hề giám sát số lượng in.
     
    oldcat, Touch Me and tuquan.nguyenhuy like this.
Moderators: S.MOD

Chia sẻ trang này