Nhận định Việt Nam Phong Tục...

Thảo luận trong 'Tác phẩm và nhận định' bắt đầu bởi tducchau, 26/2/14.

Moderators: Cát Cát
  1. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...


    CÁCH GỌI NGƯỜI CÓ CHỨC – PHẨM TRONG LÀNG



    Người Việt Nam ta thường rất tôn trọng các chức tước, các phẩm trật. Một người nào đó được nhận một chức vị, được thưởng một cái tước, cái hàm nào đó, thì lập tức không ai gọi họ bằng cái tên thông thường nữa, mà phải gọi theo chức phẩm hay chức danh. Có thể đó là do cái tật hiếu danh thông thường, chuộng hình thức, chuộng quan cách. Nhưng một mặt khác, phải thấy rằng đây cũng là một sự nhắc nhở thường trực cho người đó đừng quên tư cách của mình. Anh đã mang một chức danh, có nghĩa là anh phải biết mình không phải là người bình thường nữa, mà đã có vị trí khác. Anh phải biết điều ấy để tự trọng mình, và để xứng đáng với sự kính trọng của mọi người.


    Nếu anh được bầu làm lý trưởng, anh sẽ được gọi là ông lý. Vợ anh không có chức vụ gì cũng được gọi là bà lý.


    Anh được cử làm một chức gì đó trong hội đồng hương chức trong làng, thì cũng được gọi là ông hương. Có khi lại gọi theo phận sự của chức hương ấy. Thí dụ:

    Ông A được làm hương bộ thì gọi là ông bộ A.
    Ông B được làm hương mục thì gọi là ông mục B.
    Ông C được làm hương kiểm thì gôi là ông kiểm C​


    Có ông chưa giữ chức chính thức, mà chỉ là tạm quyền thay thế, thì được gọi là ông quyền. Thí dụ làng đang khuyết một vị lý trưởng, tạm thời cử ông A làm quyền lý trưởng, thì gọi là ông quyền A.


    Cả những người chỉ có chức dịch, chứ không phải là chức vụ gì, cũng được gọi theo chức dịch ấy. Thí dụ:

    Ông A được giao làm trương tuần thì được gọi là ông tuần A.
    Ông B được giao làm khám suất thì được gọi là ông khám B.
    Ông C được quản lý một thôn, hay một cơ sở sản xuất hoặc thông thường nào đó thì gọi là ông trùm C.​


    Gọi như thế gây cảm tưởng là trọng chức tước, nhưng vẫn có cái tiện. Khi nghe gọi đó là ông hương, ông khám, ông trùm gì, thì ta biết ngay người ấy có vị trí, có phẩm hàm nào trong làng. Theo đó mà giao thiệp thì mới được việc.


    Người làm việc làng khi thôi việc, thường được gọi là ông cựu. song thường kèm theo danh phận cũ. Như lý trưởng gọi là ông lý cựu, hương chức gọi là ông hương cựu.

    *
    * *​


    Người được ban các phẩm hàm, thường được gọi theo phẩm trật của mình. Được cửu phẩm gọi là ông Cửu, được bát phẩm gọi là ông Bát. Từ thất phẩm trở lên không gọi như vậy nữa, vì những ai được phẩm ấy thường có chức tước rồi, người ta sẽ gôi theo chức hàm. Ví dụ được Hàn lâm, Thị lang, Hồng lô v.v… thì gọi là ông Hàn, cụ Thi, cụ Hường v.v…


    Những người có học hành cũng thường được gọi danh theo học vị của mình:

    – Người là chân khóa sinh gọi là ông khóa. Ở Quảng Bình có các ông Khóa Liển, Khóa Lách rất nổi tiếng.

    – Người là chân học sinh, được gọi là ông Học. Nhà thơ trào phúng Nguyễn Văn Lạc được gọi là ông Học Lạc.

    – Người đỗ tú tài gọi là ông Tú như Tú Xương.

    Khi không đỗ tú tài, chỉ là sinh đồ (ngang bậc) thì gọi là ông Đồ, như ông Đồ Chiểu. Ông Đồ này khác với những ông làm nghề dạy học, chưa đỗ đạt gì, vẫn được gọi là thầy đồ.

    – Người đỗ hương cống gọi là ông Cống, thí dụ như ông Cống Quỳnh. Cống Quỳnh là thực vì đỗ hương cống, chứ Trạng Quỳnh là cái tên hư cấu.

    – Người đỗ cử nhân gọi là ông Cử.

    – Người đỗ tiến sĩ được gọi là ông Nghè.

    – Người đỗ đệ nhất giáp, thì gọi là ông Trạng (Trạng nguyên), ông Bảng (Bảng nhãn), ông Thám (Thám hoa).

    Có những người chỉ đỗ phó bảng thôi, cũng được gọi là ông Bảng, đấy là cách gọi nhường để tỏ sự trân trọng. Cũng như sau này, nhiều ông chỉ là phó giáo sử, vẫn được gọi là giáo sư, gọi để tỏ sự mến mộ.​


    Việc đỗ đạt ở thời kỳ theo tân học, ta sẽ nói đến sau.


    Trong làng thường có người bỏ tiền ra mua một danh vị. Danh vị thông thường nhất là tri xã (người được phép nghe biết việc làng việc xã). Những người này được gọi là ông tri. Tên là Tự, được gọi là ông tri Tự, tên là Cò được gọi là ông tri Cò.


    ...
     
  2. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...

    HƯƠNG ƯỚC



    Hương ước là một thứ tài liệu, ghi các điều khoản dăn dò dân làng cần phải tuân theo để giữ gìn trật tự, xây dựng quê hương, làm sao cho làng xã có thuần phong mỹ tục. Dân làng họp nhau lại bàn bạc các điều qui định, yêu cầu mỗi người dân phải tuân theo. Những điều ấy gọi là điều ước. Điều khoản này có thể nhiều ít. Sau khi thống nhất, trình lên cấp trên (huyện, tỉnh) duyệt, trở nên những ước chính thức. Hàng năm, vào ngày lễ đầu năm ở đình làng, phải đọc và giảng giải cho dân làng cùng nghe. Những người vi phạm sẽ bi trách cứ hoặc bị làng phạt.


    Nhiều làng sau khi biên soạn hương ước bằng văn xuôi rồi, còn tìm gặp các nhà khoa bảng tiếng tăm, nhờ chuyển hương ước này thành các thể văn có vần có điệu, cũng vẫn gôi đấy là bản thúc ước, theo thể phú, văn biền ngẫu để dân làng có thể thuộc lòng. Văn thúc ước của một làng ở huyện Hoàng Hóa, tỉnh Thanh Hóa, đã được danh sĩ Lê Quí Đôn soạn hộ.


    Các hương ước thường được ghi chép bằng văn bản, lưu ở đình làng (hoặc ở nhà cụ tiên chỉ). Nhưng có bản được khắc ngay trên bia đá. Chẳng hạn như tấm bia Hương Trai điều lệ ở tỉnh Vĩnh Phúc dựng năm 1767, tấm bia ghi 7 điều lệ là:

    Khuyến học – tự phú – cống khẩu
    Hậu lão – thi dịch – huệ cập – tuất táng.​


    Chú ý là, không những đã có hương ước rồi, còn có cả đoan ước nữa. Hương ước là giành riêng cho làng. Đoan ước là những quy định về sự giao thiệp ứng xử giữa làng nọ với làng kia. Thí dụ như bia: Nhị xã đồng nhất ước của hai xã Hạ Đỗ và Ngọc Đông ở Hải Phòng.


    Những năm gần đây, nước ta có nhiều nhà nghiên cứu dụng công khảo cứu về hương ước. Đã phát hiện ra được những hương ước lâu đời nhất (từ thời Lê sơ) như hương ước làng Quỳnh Đôi (Nghệ An). Hương ước có thể làm cho ta liên hệ đến ý thức, tinh thần dân chủ của Việt Nam những thế kỷ xa xưa.


    Cũng dịp này, nhiều nơi trong nước ta còn có phong trào xây dựng qui ước nếp sống mới cho các làng. Nghiên cứu hương ước là thiết thực giúp ích cho phong trào mới để làm đẹp cái làng Việt Nam.


    ...
     
  3. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...



    CHUYỆN HƯƠNG ẨM


    Bây giờ thì nhiều người có thể không hiểu hương ẩm là gì, vì ở làng quê không còn tục này nữa. Mà nếu giảng ra, ta cũng sẽ ngạc nhiên. Hương ẩm có nghĩa là ăn uống với làng. Dân ta có cái tục bảo nhau: làm người dân trong làng, phải được ăn với làng, phải có phần làng. Phần làng là rất quan trọng, chứng tỏ rằng mình là một người ngang hàng với mọi người khác trong làng. Người ta có phần, mình cũng có phần. Cái phần ấy dù bé nhỏ, vẫn là vinh dự: một miếng giữa làng, bằng một sàng xó bếp chính là như vậy. Việc có được phần làng như vậy, gọi là tục hương ẩm.


    Các làng quê ngày xưa, rất trọng tục ăn uống: ăn uống ngay giữa đình làng, sau khi cũng lễ thần thánh, mới là vinh dự. Nếu ai không đi ăn được, làng phải đưa phần về nhà cho người ấy. Phần ấy có khi chỉ là một cục xôi nhỏ bằng hòn bi, một miếng thịt gà, lơn con con, mỏng như lá tre, nhưng nhất định không thể thiếu. Nếu phần bị thiếu, có thể xảy ra chuyện hạch sách, cãi cọ, thậm chí xảy ra xô xát. Các phần chia ra, cũng có tên gọi riêng. Phần thủ là ở cái đầu (gà hay lợn), phần nọng ở cái cổ, cái lưng v.v… Phần nhưng là ở những chỗ khác. Người đứng đầu trong làng được ăn thủ, những phần sau mới chia cho các chức sắc theo thứ tự khác nhau. Không có tên trong sổ làng thì không có phần.


    Muốn có tên trong sổ làng, được chia phần ăn uống như vậy thì phải mua hương ẩm. Những người có chức vị, có thế lực nhất định, phải đảm bảo các thủ tục riêng. Còn người dân bình thường thì đều phải mua, mà phải mua suốt cả đời mình.


    Lúc nhỏ, con trai từ sáu bảy tuổi đã phải có trầu rượu, thủ lợn, mâm xôi để xin vào làng, vào sổ hương ẩm.

    Lúc được 18 đến 20 tuổi, lại phải có xôi lợn, hoặc có dăm ba đồng bạc nộp cho làng để được lên lềnh (*).

    Lúc được 50 tuổi thì phải có cỗ xôi lợn và khoản tiền vài ba chục bạc để lên lão.


    Các lệ như thế, người ta đều gọi là lệ vọng. Có lệ của làng, và có cả lệ hàng phe, hàng giáp.


    Đó là thể thức chung cho tất cả người dân bình thường. Còn từng người mà muốn được xếp vào hàng chức sắc gì trong làng. Cũng phải mua hương ẩm, cũng gọi là lệ vọng. Có lệ vọng quan viên, lệ vọng tư văn thậm chí, khi muốn tham gia vào công việc nào để ăn theo vào nghề nghiệp cũng phải có vọng. Có vọng thả cá, vọng trồng cây v.v…

    Từ cái tục hương ẩm này mà trong làng lại sinh ra nhiều chuyện khác.

    Việc sắp xếp chỗ ngồi ở giữa đình. Ai ngồi trên, ai ngồi dưới, ai đứng bên tả, ai đứng bên hữu.

    Việc lo đóng góp, việc so kè hơn thiệt và từng cỗ bánh, đĩa xôi.

    Kể cả có nhiều trường hợp, vì không vào hương ẩm, không được chia phần làng, rồi mặc nhiên không công nhận đó là người làng nữa, đến nỗi nhiều người phải bỏ làng mà đi.

    *
    * *​


    Tục hương ẩm là một loại hủ tục, nhưng lại ngự trị rất lâu đời ở quê ta. Từ đầu thế kỉ XX, sách báo đã kịch liệt đả kích cái hủ tục này.



    ĐÓNG SƯU – NỘP THUẾ


    Riêng chữ sưu thì có nghĩa là tìm tòi, thu thập, nhưng ghép cả hai chữ sưu thuế thì có nghĩa là tiền của nhân dân đóng góp cho nhà nước.


    Công sưu: là tiền bổ theo đầu người. Mỗi người dân trong nước, đến tuổi trưởng thành phải đóng một khoản tiền. Nhà nước phải thu khoản tiền này mới có vốn để chi phí cả năm.


    Thuế: là tiền người dân phải nộp cho nhà nước theo tài sản, nghề nghiệp của mình: như thuế nhà, thuế ruộng, thuế nghề (buôn bán, sản xuất v.v…)


    Sau này, người ta ghép lại và phân biệt ra các thứ: thuế đánh vào đầu người, thuế đánh vào tài sản. Ở nông thôn Việt Nam trước cách mạng:

    Thuế đánh đánh vào đầu người: gọi là thuế đinh.

    Thuế đánh vào ruộng đất: gọi là thuế điền.​

    *
    * *​


    Thuế đinh là thuế đánh vào đầu người. Cũng gọi thông thường là nộp sưu. Nộp tiền để lấy thẻ sưu. Người phải nộp sưu gọi là đinh tráng, chia làm hai loại.

    Loại có tài sản trung bình trở lên, gọi là loại tráng, lĩnh cái thẻ màu đỏ, gọi là thẻ tráng.

    Loại nghèo nàn khó khăn, lĩnh cái thẻ màu xanh, gọi là thẻ bần.​


    Việc qui định cho người dân trong làng, ai lĩnh thẻ đỏ hay thẻ xanh là do sự sắp xếp của các ông chức dịch.


    Nước ta, vào đầu thế kỷ XX, ai lãnh thẻ đỏ (thẻ tráng) phải nộp 3 đồng bạc. Ai nộp thẻ xanh (thẻ bần) phải nộp 1 đồng. Đồng bạc Đông Dương lúc bấy giờ cao giá lắm. Người dân bần cùng cả năm không kiếm nổi đồng bạc cho nên vào dịp này bọn lý hương hành hạ dân chúng để tróc nã cho ra tiền. Mùa sưu thuế là mùa dân làng rất khổ.


    Thuế điền là thuế đánh vào ruộng vườn. Thực ra thì nhà nước, vua quan cấp trên vẫn có qui định rõ loại ruộng vườn phải chịu thuế hạng nào. Nhưng cứ hàng năm lại có sự thay đổi nhất định. Ở trên gọi việc này là chiếu bổ. Lệnh từ tỉnh huyện ban xuống, lý hương các làng sẽ hội họp cùng nhau rồi ấn định cho từng người trong làng phải nộo bao nhiêu. Người có nhiều ruộng đất có thể ra bàn cãi với lý hương, thậm chí có thể so kè nhiều ít. Còn dân thường thì họ bảo sao cứ phải theo đúng như vậy mà nộp. Bọn lý hương chức dịch nhân dịp này tổ chức chè chén, dùng roi vọi cùm kẹp hành hạ dân chúng. Ai không nộp được đủ hoặc bị chậm trễ thì họ vào tận nhà, lấy cả giường chiếu, nồi niêu đi, gọi là bắt xiết. Trâu bò gà lợn bị chúng cướp đi cũng nhiều.


    Nộp sưu nộp thuế là một tai nạn kinh hoàng cho người dân quê nông thôn Việt Nam. Phải từ sau Cách mạng tháng 8 trở đi, chúng ta mới bỏ lệ đóng sưu. Còn nộp thuế được hiểu là một nghĩa vụ thiêng liêng, nhân dân rất hào hứng đóng góp.
     
  4. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...



    PHÉP VUA THUA LỆ LÀNG



    Muốn cho mọi người trong nước sống với nhau cho hợp lẽ công bằng, có tội phải xử nặng nhẹ phân minh, chuyện đúng chuyện sai phải chỉ ra cho rõ v.v… Điều ấy người ta gọi là luật pháp. Thời xưa, triều đình vâng lệnh nhà vua mà đặt ra pháp luật này. Ta gọi nôm na là phép vua. Thật ra phép vua có nghĩa là pháp luật. Pháp luật chung cho cả nước. Từ thôn quê đến thành thị, từ cá nhân, gia đình, công sở v.v… đều phải theo phép vua. Nước Việt Nam ta, nhiều triều đại đã soạn ra được các bộ luật. Như đời Lê thì có luật Hồng Đức, đời Nguyễn thì có luật Gia Long v.v…


    Nhưng ở từng làng quê, dân chúng các xã, thôn, hương đảng còn đặt ra các phép tắc của riêng từng địa phương để dân làng tuân theo đó mà ăn ở sao cho đúng mực. Những làng giữ được các phép tắc ấy thì gọi là các làng có thuần phong mỹ tục, nghĩa là có các phong tục tốt đẹp. Những phép tắc ấy được gọi một cách nôm na là lệ làng. Nói theo chữ nghĩa thì đó là hương ước. Hương ước ở Việt Nam rất có ý nghĩa, nó chứng minh là cái làng Việt Nam đã đạt đến một trình độ văn minh nhất định, trên thế giới nhiều làng chưa thấy có hương ước.


    Những cái lệ làng này, thường được ghi rõ trong hương ước. Có trường hợp lệ làng phù hợp với các điều luật của nước nhà. Phép vua với lệ làng không có gì trái ngược nhau cả. Nhưng ở rất nhiều nơi, lệ làng được đặt ra một cách riết róng, vụn vặt, thậm chí trừng trị người dân rất khắc nghiệt. Thí dụ như trong làng có một người nào đó được nhận một chức vụ lớn. Có được bằng sắc thì hiển nhiên là một vị quan viên rồi. Nhưng lệ làng lại bắt: ông được vua ban thưởng thế nào chúng tôi không biết. Muốn được chúng tôi công nhận, ông phải làm một việc nữa: phải làm lễ cáo với thánh thần trong làng, phải có cỗ bàn mời chức dịch, mời các ông vai vế trong làng ra ăn uống, vui vầy thì mới được chúng tôi công nhận. Lễ ấy gọi là lệ vọng. Không làm lễ vọng, không được xem là quan (dù thực tế ông đã làm quan với nhà nước). Vì vậy mà có cái lệ làng: Vô vọng bất thành quan! Phép vua thua lệ làng là như thế.


    Ngay cả việc kính biếu trong làng sau khi có cỗ bàn. Lệ làng qui định ai được ăn miếng thủ, miếng nọng, miếng phần nhưng v.v… Làm sai những điều ấy sẽ gây nhiều xích mích thậm chí đến xung đột. Phép vua không hề có chuyện này. Đây chỉ là chuyện lệ làng mà thôi.
     
  5. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...


    NGHĨA THƯƠNG – NGHĨA SƯƠNG



    Gọi là thương hay sương đều đúng. Nghĩa thương là kho chứa thóc ở trong làng, đề phòng khi mất mùa đói kém thì đem thóc ấy mà chẩn cấp cho những người nghèo. Có làng tự động thành lập, có làng thực hiện theo lệnh của triều đình. Đời vu Tự Đức, có sắc dụ cho các làng lập giữ thương.


    Có nhiều hình thức lập quĩ này:

    Làng có nhiều công điền thì trích ra một số mẫu, những thóc lúa thu hoạch được đưa về làm quĩ nghĩa sương.

    Trích trong số lúa gặt được (của tất cả ruộng công) một ít (đã có sự nhất trí của làng) đưa vào giữ.

    Kêu gọi những nhà hào phú trong làng cho quĩ nghĩa sương vay tiền hoặc vay thóc.


    Lập được kho nghĩa thương rồi, làng cử người phụ trách kho ấy. Người ấy có vai trò làm chủ: có thể khi kho thóc cao thì bỏ ra bán, khi thóc hạ thì lại đong vào. Có thể cho người ta vay để trả lời bằng thóc. Làng còn cử thêm những người tuần đinh giúp vào việc coi sóc bảo vệ cho kho.


    Các làng có kho nghĩa thương đều lập điều ước, bầu ra người phụ trách chung gọi là Sương chính. Các ông thủ quĩ, thư ký, thư bạ, tuần đinh v.v… đều có thù lao qui định. Những làng không có hoặc có ít ruộng công cũng có thể họp nhau lập quĩ nghĩa thương.


    Đây là một sáng kiến hay của nông thôn ngày xưa. Các làng đều đua nhau học tập kinh nghiệm. Nghĩa thương giúp đỡ thóc gạo (thường phát không khi có dịp chẩn tế) hoặc cho vay để sinh lợi, làm giàu cho làng. Nhưng những người làm việc, kể cả các chức dịch mà không có công tâm, chỉ lợi dụng để kiếm lợi thì lại gây ra sự hà lạm, tai nạn cho dân chúng. Các cấp chính quyền tỉnh huyện cũng phải theo dõi, quản lý các quĩ nghĩa thương, nhưng kết quả nhiều nơi không tốt đẹp.



    NGỒI BÁT HỌ



    Người dân ta vì vốn liếng không đủ, muốn tìm cách buôn bán hoặc theo đuổi việc kinh doanh, việc thủ công gì thì phải tìm cách góp vốn. Những người quen biết nhau cũng lập thành nhóm để tư giúp lẫn nhau, chủ yếu là cho nhau vay tiền. Một hình thức tư giúp này gọi là ngồi họ. Ngồi họ nghĩa là cùng góp tiền chung nhau, hàng tháng góp cho một người vay. Tháng này người này, tháng sau lại đến lượt người khác.


    Có quyển sổ họ, người vào họ ghi tên. Có người phụ trách chung, gọi là người cầm cái. Tiền góp họ là do sự qui định, mỗi tháng là bao nhiêu. Tất cả gộp lại thành một cái vốn. Thí dụ họ có mười người, mỗi người góp mưới đổng. Số vốn được một trăm. Cả họ thống nhất là chỉ cho mua 80 đồng, còn để lại hai mươi đồng làm lãi, chia đều cho tất cả, và chi phí trầu nước. Ai muốn được mua họ (tám mươi đồng) thì xin bắt thăm. Bắt được thăm là được nhận số tiền ấy về làm việc riêng của mình. Hết kỳ hạn thì thanh toán. Như vậy gọi là ngồi họ.


    Hình thức ngồi họ là một sáng kiến trong hoàn cảnh người dân ta nghèo, muốn buôn bán gì phải có vốn. Không có hình thức như kiểu ngân hàng, hợp tác xã, sau này người ta tổ chức ngồi họ với nhau. Đó cũng là một hình thức tương thân tương trợ ở làng quê hay ở thị trấn, phố nhỏ.
     
    tamchec thích bài này.
  6. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...



    HỘI TƯ VĂN



    Dân làng ở nước ta có một phong tục rất quí là rất trọng văn chương, trọng người có học thức. Ở nước ta, những người có đậu đạt, rồi được nhậm chức tước to hay nhỏ, đều là người thuộc hạng cao quí nhất trong làng. Họ được gọi là cá quan viên. Còn những người không có học vị, không có chức tước, nhưng có học thức, thì được xem là hạng thứ hai. Vì họ có chữ nghĩa, nên được gọi là các ông tư văn.


    Không phải là một đoàn thể, nhưng các vị này cũng gọi nhóm của họ là Hội tư văn. Việc chính của hội tư văn là:

    Chủ yếu trông coi việc thờ vị thánh chủ trì sự học cho cả nước. Vị thánh ấy là đức Khổng Tử, là ông Tổ đạo Nho ở Trung Quốc và Việt Nam. Dân chúng gọi ông là đức thánh. Đền thờ của ông gọi là đền Thánh hoặc là nhà Văn thánh. Đền thờ thánh Khổng Tư và vị á thánh, tức là ông Mạnh Tử. Rồi còn thờ thêm các vị học trò của thánh, được gọi là các vị tiên hiền. Hội tư văn lo việc thờ tự này.


    Ở trên cấp xã, thì có Hội tư văn hàng huyện. Hội này chăm sóc việc học hành cho các sĩ tử trong huyện, giúp các vị phụ trách giáo dục địa phương. Người chủ trì việc dạy ở huyện là quan Huấn đạo, ở phủ gọi là quan Giáo thụ, ở tỉnh là quan Đốc học. Các hội tư văn giúp chocác ông này tổ chức các kỳ thư, các buổi truyền dạy tập trung ở địa phương. Những kỳ ấy các thầy giáo có học trò giỏi, các anh khóa sinh có bài văn hay, thường được Hội tư văn khen thưởng.


    Hội tư văn ờ các xã còn giúp cho các hương chức trong làng tổ chức viết tế tự, cúng các thần linh. Bài văn đọc ở các ngày lễ này phải do các vị tư văn soạn. Hội cũng giúp cho dân làng các việc liên quan đến văn án giấy tờ, hoặc việc cúng lễ ở các đền chùa miếu mạo.


    Lâu dần, các ông tư văn này cũng trở thành người có chức vị trong làng, được làng trân trọng. Ra đình được xếp chỗ ngồi. Sau các buổi cúng tế, họ cũng được chia phần thịt làng. Họ không bị sai phái, làm các việc như đóng góp tranh tre, nứa, rào, củi hoặc các việc sai dịch khác. Vì thế ở nhiều làng, những người không có học hành hoặc ít chữ nghĩa cũng có thể thành tư văn. Vì họ có tiền, được xin nộp một số lễ vật hay tài chính nào đó để mua một chân tư văn. Mua được chân tư văn, thì cũng được trở thành người có chức sắc nhất định. Hội tư văn trở thành phức tạp là từ đó.


    Thực ra, thì những vị tư văn chân chính trong làng, trong huyện cũng có nhiều cử chỉ, nhiều việc làm, chứng tỏ họ là những nhà văn hóa làng, văn hóa địa phương rất đáng kính trọng. Có hai cái tục sau đây rất đáng cho ta trân trọng:

    + Nhiều địa phương, các ông tư văn thường được ngầm giao phó cho trách nhiệm là theo dõi các quan lại, các chức dịch ở địa phương để biểu lộ sự đồng tình hay sự chê trách. Một ông quan huyện, quan phủ được đề cử về phụ trách huyện nhà, thường được các ông tư văn cái xã chú ý theo dõi. Nếu các quan làm việc tốt, có đạo đức, có công tâm, thì đến cuối năm, nhân ngày tết, hội tư văn sẽ đến mừng quan, tỏ lòng tri ngộ, biết ơn. Nếu ông quan nào mà tham lam vơ vét hoặc tàn bạo, thì cuối năm hội tư văn cũng sẽ gửi đến cho quan một bài thơ chỉ trích thẳng thừng hay bóng gió. Bài thơ cũng sẽ được truyền đi khắp cả huyện, khắp cái làng. Quan lớn bị chỉ trích chỉ biết thẹn thò, chỉ có tìm cách xin đổi đi nơi khác, nếu không biết gắng sửa chữa.

    + Hội tư văn cũng thường có sự nhắc nhủ nhau, bảo ban cho người trong hội biết sự sai lầm của mình. Nhiều ông tư văn có lỗi đã phải xin với hội cho được sửa lỗi. Cách sửa lỗi của ông là phải làm một mâm trầu rượu, đem đến cúng ở đền văn thánh, ý nói mình là người làng nho, làng văn mà chưa xứng đáng. Cúng thần xong, ông sẽ mời cả hội tư văn cùng nâng chén cho ông có lời từ tạ với anh em. Mọi người sẽ rất hoan nghênh tinh thần tự giác của ông và không tráchcứ gì nữa. Cố nhiê, sau này ông phải thật thà sửa chữa, thì mới giữ được cảm tình của anh em trong hội.


    Một năm kia, tại huyện Thọ Xuân ớ tỉnh Thanh Hóa, có một ông đồ nho bị chê trách vì có nhiều sai thất. Ông đã xin với hội cho được ra làm lễ trước nhà Văn thánh, rồi mời các bạn trong hội tư văn uống rượu để xin tha lỗi cho ông. Tại bữa tiệc, ông đã đọc bài thơ có nhiều câu cảm động (dịch):

    Bụng lầm nên hóa việc sai
    Mà người ghét giận là người yêu thương
    Nghĩ rằng cùng mạch thư hương
    Nói lời bất giác đôi hàng lệ sa.
    (*)


    Ai cũng cảm động về sự tự phê bình này. Ông đã được bà con trong hội tư văn yêu quí. Tình giao lưu lại thắm thiết hơn xưa.

    Nguyên văn (phiên âm) chữ Hán:

    Chỉ vị ngộ tâm thành ngộ sự
    Nhân vi tướng đố tắc tương thân
    Khả liên đồng thỉ tư văn huyết
    Bất giác lâm ngôn sái lệ trần.
     
    Chỉnh sửa cuối: 19/3/14
    tamchec thích bài này.
  7. goldfish

    goldfish Lớp 8

    Tôn sư là chức vị gì?

    Trong quá trình tìm hiểu về các bậc tiền bối họ Huỳnh ở làng Vĩnh Trạch huyện Thoại Sơn tỉnh An Giang, chúng tôi thấy trên bàn thờ Tiền hiền trong đình Vĩnh Trạch ba bài vị được ghi bằng chữ Hán như sau:

    1. 恭請前賢後賢開墾開基張公四黃公成等等坐位

    (Cung thỉnh Tiền hiền Hậu hiền khai khẩn khai cơVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Trương Công Tứ Huỳnh Công Thành đẳng đẳng toạ vị)

    2. 恭請前贒句當黃公枚之位

    (Cung thỉnh tiền hiền Câu đươngVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Huỳnh Công Mai chi vị)

    3. 恭請尊師枚諱記之位

    (Cung thỉnh Tôn sư Mai huý Ký chi vị)

    Hai bài vị 1 và 2 được lập vào năm Nhâm Dần (trong khoảng từ 08/02/1902 đến 28/01/1903), lúc đó đình Vĩnh Trạch còn mang tên cũ là Vĩnh Thuận. Khoảng đầu năm 1920, làng Vĩnh Thuận và làng Thâm Trạch gộp lại thành làng Vĩnh Trạch (theo nghị định ngày 13/12/1919).
    [​IMG]

    Bài vị 3 không rõ được lập từ năm nào và vị Tôn sư họ Mai tên Ký có lẽ là thân phụ của ông Hương chủ Mai Văn Chánh (thường được gọi là ông Chủ Chánh). Chúng tôi nói “có lẽ” là vì đến nay, cả ba người cháu nội của ông Chủ Chánh mà chúng tôi được gặp chỉ biết ông cố của họ thường được gọi là Mai Tôn sư, còn tên của ông là gì và tại sao gọi là Tôn sư thì họ không biết.

    Có một điểm đáng lưu ý là ông Mai Văn Chánh làm Hương chủ nên được là ông Chủ Chánh, tức được gọi theo cách thông thường là: chức vị + tên (xin xem lại bài “Cách gọi người có chức phẩm trong làng” của Tdchau trên post #21)Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, còn thân phụ của ông Chủ Chánh (chưa rõ là tên gì) lại được gọi là Mai Tôn sư (họ + chức vị).

    Mà chức vị Tôn sư là gì? Bạn nào biết xin vui lòng chỉ cho. Xin cảm ơn trước.

    [HR][/HR]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Tiền hiền khai khẩn: người có công quy dân lập thôn làng. Hậu hiền khai cơ: người có công xây dựng các công trình có tính cách làm nền móng ( là nền móng) cho thôn làng như đình, chùa, lăng, miếu…

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Câu đương: một chức vị trong Hội đồng Hương chức Hội tề thời nhà Nguyễn có nhiệm vụ hoà giải và phân xử các việc khiếu kiện. Đến năm 1904, thực dân Pháp bãi bỏ chức Câu đương, việc hoà giải và xét xử các khiếu kiện do Hương chánh kiêm nhiệm.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Trong bài nói trên có đoạn sau: “Anh được cử làm một chức gì đó trong hội đồng hương chức trong làng, thì cũng được gọi là ông hương. Có khi lại gọi theo phận sự của chức hương ấy…”. Ở làng Vĩnh Trạch, có một ông được gọi là Xã Tịnh. Ông này, tên chính thức trong các giấy tờ tuỳ thân là Cao Văn Kinh, tên thường gọi là Tịnh, từng giữ chức Chánh lục bộ (hương chức coi hộ tịch và thông báo khi có dịch bệnh) trước năm 1945. Như vậy, còn có một cách gọi một vị hương chức là: ông Xã (thay vì ông Hương) + tên thường gọi (nếu có).
     
    Chỉnh sửa cuối: 20/3/14
    tamchec thích bài này.
  8. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ... !!! ...

    Mừng thầy lại nhà! :)!
    &, quả thực... Vẫn như ngày nào! :)! Luôn là 'tâm điểm' của 'những chuyện rối rít' à! :)!...
    Học trò đang cố gắng 'đi' từ khái quát trước mừ! Vừa 'nhập cuộc' mà thầy 'quất' cái 'vi tế' ngay thì 'chỉ có nước 'trò chạy' 'mất mặt' luôn đó! :)!...




    Tục xưa ta, từ thời Nguyễn trở về trước, cho đến cuối đời vua Tự Đức, quan của triều đình bổ ra chỉ đến phủ, huyện, còn từ tổng trở xuống thuộc về quyền tự trị của dân. Dân tự chọn lấy người của mình mà cử ra trông coi mọi việc. Tổng là một khu gồm có mấy làng hay xã, có một cai tổng và một phó tổng do hội đồng kỳ dịch các làng cử ra coi việc thuế khóa, đê điều và mọi việc trị an trong tổng.

    Làng hay xã là phần tử cốt yếu của dân. Phong tục lệ luật của làng nào nào riêng làng ấy. Triều đình không can thiệp đến, cho nên tục ngữ có câu Phép vua thua lệ làng là vậy. Làng có hội đồng kỳ dịch do dân cử ra để trông coi hết cả mọi việc. Hội đồng ấy có người Tiên chỉ và Thứ chỉ đứng đầu, rồi có lý trưởng và phó lý do hội đồng kỳ dịch cử ra để thay mặt làng mà giao thiệp với các quan tư, có tuần đinh chuyên coi việc trật tư an ninh trong làng. Khi một người nào can phạm việc gì thì quan trách cứ ở làng, cho nên ai có đi đâu hay làm việc gì cũng phải lấy làng làm gốc.
    [1]


    Làng xã là đơn vị nhỏ nhất của quốc gia, nhưng lại là đơn vị mạnh nhất, và nếu tất cả các làng xã đều chống lại triều đình, lẽ tất nhiên không triều đại nào tồn tại được. Bởi vậy, có phép vua, mọi công dân vẫn tuân theo, nhưng lại có lệ lảng mà dân đinh trong làng không bao giờ bỏ qua được. Triều đình muốn tránh những phản ứng không đẹp của nhân dân đã đành chấp nhận nền tự trị của làng xã và nhiều khi, trên thực tế, phép vua đã đành chịu thua lệ làng.


    Nhưng với hòa ước năm Giáp Tuất (1874), người Pháp bắt đầu thống trị tại Việt Nam, và đầu tiên, người Pháp chiếm đứt miền Nam nước Việt, rồi dần dà sau đó đến Bắc Việt và Trung Việt.


    Chiếm giữ miền Nam, người Pháp nghĩ ngay tới việc cải tổ các cơ cấu hành chính, bắt đầu từ làng xã để tiện việc đô hộ. Họ để ý lưu tâm tới sự tự trị của làng xã Việt Nam và thấy rằng cần phải thay đổi các cơ cấu làng xã để tìm cách đặt công việc làng mạc dưới quyền kiểm soát của họ và làm nhẹ bớt quyền lực của các thân hào hương chức đối với dân làng. Ta có thể hiểu dẽ dàng tại sao người Pháp đã thay đổi như vậy, nếu ta biết rằng những cuộc khởi nghĩa thường phát khởi từ các làng mạc và tinh thần quốc gia được bảo tồn tại các nơi đó. [2]


    Tuy muốn thay đổi các cơ cấu này, song trước khi đi vào sự cải cách có lợi cho họ, họ cũng chờ đợi đến hai chục năm sau khi đã chiếm đứt miền Nam nước Việt mới ban hành nghị định đầu tiên vào năm 1904 ấn định việc cải tổ hành chính xã tại Nam Việt, và trước khi ban hành nghị định này, các viên quan cai trị chủ tỉnh đã có một sự nghiên cứu kỹ lưỡng.


    Việc cải tổ bắt đầu ở Nam Việt trước để đi dần tới Bắc Việt và Trung Việt.


    Tại Nam Việt. Trước năm 1904, hội đồng hương chức tại các làng gồm những chức vụ chính sau đây:

    [TABLE="width: 600"]

    - Hương cả
    : Đứng đầu vì lý do tuổi tác.

    - Thủ chỉ
    : Giữ văn khố

    - Hương chủ
    : Giữ nhiệm vụ cố vấn chính trị.

    - Hương sư
    : Giữ nhiệm vụ trung gian chính thức giữa làng và các quan lại

    - Hương lão
    : Cố vấn hội đồng

    - Hương trưởng
    : Cố vấn trong việc thi hành mệnh lệnh của các cấp trên

    - Hương chánh
    : Giữ chức cố vấn chính thức

    - Câu đương
    : Giữ nhiệm vụ thẩm phán trong làng

    - Hương quản
    : Trưởng ban trật tư, trị, an

    - Thủ bộ
    : Giữ nhiệm vụ thủ quỹ

    - Hương thân
    : Chịu trách nhiệm về hành chánh tổng quát (cùng với hương hào)

    - Xã trưởng
    : Giữ nhiệm vụ trung gian giữa làng và chính quyền

    - Hương bộ
    : Giữ các sổ thuế

    - Hương hào
    : Chịu trách nhiệm về hành chánh tổng quát (cùng với hương thân)
    [/TABLE]


    Qua các chức vụ trên thì Hương cả đứng đầu Hội đồng hương chức, riêng tại tỉnh Bà Rịa (cũ), Hương chủ lại đứng trên Hương cả.


    Hội đồng hương chức với các chức vụ chính nêu trên bị người Pháp coi là thiếu quy củ và cho là cơ cấu này đang bị đe dọa vì mọi hương chức đều thờ ơ với công việc xóm làng. Người Pháp nói là muốn nâng cao uy tin cho các chức vụ tại hương thôn nên cần một sự cải cách.


    Thực ra với nền tự trị, làng xã Việt Nam có rất nhiều ưu điểm mà chính người Pháp cũng nhận thấy, nhưng họ muốn dùng cái ưu điểm đó có lợi cho họ. Nghị định ngày 27 tháng 8 năm 1904 được ban hành thành lập Ban hội tề tại các xã, còn gọi là Hội đồng làng, mỗi nhân viên trong Ban hội tề lĩnh một chức vụ riêng biệt. Cũng vì mỗi nhân viên trong Hội đồng làng có một nhiệm vụ rõ rệt như vậy, nên vị thứ các vị kỳ hào được ấn định theo tính cách quan trọng hay không của các chức vụ mà họ phụ trách. [3]


    Ban hội tề gồm các nhân viên với các chức vụ và thứ vị sau đây:

    [TABLE="width: 630"]

    [TD="colspan: 2"]- Hương cả[/TD]
    : Hương chức đứng đầu; chủ tọa Ban hội tề; giữ văn khố.

    [TD="colspan: 2"]- Hương chủ[/TD]
    : Phó chủ tọa; giữ nhiệm vụ thanh tra các cơ quan của làng và tường

    [TD="colspan: 2"][/TD]
    trình cho Hương cả.

    [TD="colspan: 2"]- Hương sư[/TD]
    : Giữ nhiệm vụ cố vấn trong việc giải thích luật lệ.

    [TD="colspan: 2"]- Hương trưởng[/TD]
    : Giữ ngân sách làng; trợ giúp các giáo viên, nhân viên ban chấp hành.

    [TD="colspan: 2"]- Hương chánh[/TD]
    : Hòa giải những vụ tranh chấp nhỏ giữa những người trong làng.

    [TD="colspan: 2"]- Hương giáo[/TD]
    : Chỉ dẫn cho các hương chức trẻ tuổi; thư ký hội đồng.

    [TD="colspan: 2"]- Hương quản[/TD]
    : Trưởng ban cảnh sát; kiểm soát hệ thống giao thông và chuyển vận.

    [TD="colspan: 2"]- Hương bộ[/TD]
    : Giữ sổ thuế và sổ chi thu của làng; trông nom công sở cùng vật liệu

    [TD="colspan: 2"][/TD]
    của làng.

    [TD="colspan: 2"]- Hương thân[/TD]
    : Giữ nhiệm vụ của một hương chức chấp hành, là trung gian giữa nhà

    [TD="colspan: 2"][/TD]
    cầm quyền tư pháp và ban Hội Tề.

    [TD="colspan: 2"]- Xã trưởng[/TD]
    : Giữ nhiệm vụ của một hương chức chấp hành, là trung gian giữa làng

    [TD="colspan: 2"][/TD]
    và chính quyền; giữ triện của làng; giữ việc thu thuế cho chính quyền.

    - Hương hào
    [TD="colspan: 2"]: Giữ nhiệm vụ của một hương chức chấp hành.[/TD]

    [TD="colspan: 2"]- Chánh lục bộ[/TD]
    : Giữ sổ sách về hộ tịch; báo cho dân chúng biết để đề phòng những

    [TD="colspan: 2"][/TD]
    bệnh truyền nhiễm xảy ra trong làng.
    [/TABLE]


    Ngoài 12 nhân viên trên, ban Hội tề, tùy từng xã với tục lệ riêng của mình, có thể có một số viên chức khác kém quan trọng hơn:

    [TABLE="width: 581"]

    - Hương lễ
    : Giữ nhiệm vụ chủ tọa các buổi tế lễ.

    - Hương nhạc
    : Trưởng ban âm nhạc.

    - Hương ẩm
    : Tổ chức hội hè và tiệc tùng.

    - Hương văn
    : Soạn thảo các bài văn tế vị thần làng.

    - Thủ khoản
    : Chịu trách nhiệm về ruộng nương và gìn giữ công điền.

    - Cai đình
    : Chịu trách nhiệm trông nom gìn giữ chùa chiền.
    [/TABLE]

    V.v…


    Về nhiệm vụ hương chức chấp hành của ba vị Hương thân, Xã trưởng và Hương hào phải kể việc gìn giữ trật tự an ninh, việc thi hành những quyết nghị của thượng cấp và của tòa án.


    Việc tuyển lựa các hương chức vào ban hội tề,nghị định năm 1904 ghi là những người này sẽ được tuyển lựa trong số các điền chủ trong xã.


    Sở dĩ người Pháp tin dùng các điền chủ là vì những người này vì quyền lợi của mình sẽ không có những hành động chống đối của những người không có tư sản, và do đó không có quyền lợi nhiều. Người Pháp với nghị định 1904 đã bắt đầu tạo ra lớp cường hào ác bá để làm tay sai cho chúng. Tuy vẫn còn tôn trọng tục lệ của dân làng, nhưng những tục lệ sẽ do chính chân tay người Pháp bảo toàn. Người Pháp đã khôn khéo đặt tại các làng tùy theo tục lệ địa phương một số các chức vụ có tính chất phong tục nhiều hơn là tính chất hành chánh.


    Ngoài ra, cùng với việc thành lập ban Hội tề, người Pháp đã phục hồi lại tục lệ thăng chức các hương chức. Nói rằng để phục hưng tục lệ cổ truyền của dân Việt Nam, nhưng chính ra người Pháp đã dùng sự thăng chức này làm một sơi dây xích để trói buộc các hương chức đứng vào phe họ, có chĩu tuân theo lời họ, hương chức mới có hy vọng được thăng chức.

    Theo tục lệ này thì một kỳ hào ở cấp cuối cùng (tức là Hương hào) muốn trở thành vị Hương cả trong xã (tức là vị Chủ tịch Hội đồng xã, giữ chức vũ cao nhất), cần phải lần lượt qua tất cả các cấp bậc ở dưới. [4]


    Với sự cải cách năm 1904, người Pháp tuy tạo ra một lớp cường hào ác bá, sẵn sàng làm tay sai cho họ, nhưng vẫn còn nhiều sự dè dặt, nhất là trong vấn đề tuyển lựa nhân viên ban Hội tề, quyền tuyển lựa tuy không nói ra nhưng còn ở trong tay dân làng, và các luật lệ địa phương tại các xã vẫn được tôn trọng mặc dầu có sự giám hộ của chính quyền thuộc địa. Người Pháp thấy rằng với chế độ làng xã 1904, họ chưa thực quyền nắm hẳn công việc quản trị làng xã, nên hơn hai chục năm sau, năm 1927, họ lại cải cách ban Hội tề để họ có thể can thiệp một cách triệt để hơn vào các công việc làng xã.


    Trước khi cải cách ban Hội Tề, họ nêu lý do sự thiếu hữu hiệu của ban nầy. Trong thông tư ngày 24-11-1926, viên Thống đốc Nam Kỳ gửi cho các Chủ Tỉnh, đã nhắc tới sự khó khăn gặp phải trong việc tuyển lựa nhân viên ban Hội Tề. Giai cấp thượng lưu bản xứ nhất là giới địa chủ và giới trí thức, không chịu tham gia ban Hội Tề, khiến các chức vụ làng xã lọt dần vào tay những kẻ bất tài và thiếu lương tâm.


    Để tránh tệ hại thực sự hoặc giả tưởng trên, nghị định ngày 30-10-1927 của Toàn Quyền Đông Dương ra đời. Ban Hội Tề được gọi là Hội đồng kỳ hào và gồm 12 viên chức chính. Viên Chánh lục bộ trước đây không được xếp vào hạng kỳ hào nay được lên hạng này.


    Nhiệm vụ của các viên chức khác trong ban Hội Tề cũng có sự thay đổi, và quyền hành chỉ huy được đặt vào trong tay mấy vị Hương cả, Hương chủ và hương sư. Căn cứ theo nghị định 1927, dưới đây là nhiệm vụ mới của nhân viên ban Hội Tề, so với nhiệm vụ ấn định bởi nghị định năm 1904:

    [TABLE="width: 642"]

    - Hương cả
    : Ngoài các nhiệm vụ cũ có thêm nhiệm vụ trông nom tất cả các cơ


    quan trong làng, nhưng chuyển giao công tác giữ văn khố cho hương bộ.

    - Hương chủ
    : Giữ thêm nhiệm vụ thủ quỹ và giao nhiệm vụ thanh tra cho Hương sư.

    - Hương sư
    : Giải trừ nhiệm vụ cũ. Trở thành nhân viên trong ban chấp hành giữ


    nhiệm vụ thanh tra và nhiệm vụ phó chủ tọa.

    - Hương trưởng
    : Giải trừ nhiệm vụ nhân viên ban chấp hành và giữ nhiệm vụ giữ ngân


    sách làng; giữ nhiệm vụ trông nom việc học.

    - Hương chánh
    : thêm nhiệm vụ cố vấn cho các viên chức chấp hành.

    - Hương giáo
    : Vẫn nguyên nhiệm vụ cũ.

    - Hương quản
    : Thêm việc phạu tá của ông Biện lý.

    - Hương bộ
    : Thêm nhiệm vụ giữ văn khố và ngân sách làng.

    - Hương thân
    : Vẫn giữ nguyên như cũ.

    - Xã trưởng
    : Vẫn giữ nguyên như cũ.

    - Hương hào:
    : Thêm các nhiệm vụ Trưởng ban cảnh sát làng, nhiệm vụ thi hành luật lệ


    về đường sá và nhiệm vụ tống đạt giấy tờ của tòa án.

    - Chánh lục bộ
    : Vẫn giữ nguyên như cũ.
    [/TABLE]

    Với sự cải cách mới, như trên đã nói, chức vụ chỉ huy cả ban Hội Tề lẫn làng xã nằm vào trong tay ba viên chức đầu, và riêng vị Hương cả được quyền chuyên biệt chỉ huy mọi cơ quan của làng. Vai trò của Hương cả do đó được rõ rệt hơn và ảnh hưởng của vị này cũng trở nên quan trọng đối với dân làng; chính sự ảnh hưởng quan trọng này đã là đầu mối của nạn cường hào ác bá và nạn này xảy ra rất hợp ý muốn của người Pháp. Gia dĩ việc tuyển lựa các viên chức xã, người Pháp lại nhằm tìm một lớp người có đủ bảo đảm về lòng trung thành đối với nước Pháp, những địa chủ, những người giài có, những công chức các ngạch từ trung đẳng trở lên hồi hưu từ dịch, các quân nhân trong quân ngũ thuộc địa giải ngũ với cấp bậc đội trở lên mới được ứng cử vào hội đồng kỳ hào. Để có thể tuyển lựa dẽ dàng vào ban Hội đồng này những người khả dĩ có thể tin cẩn ở lòng trung thành của họ được, nguyên tắc thăng cấp trước đây bó buộc các kỳ hào phải lần lượt vượt qua các cấp bậc dưới tuy vẫn được duy trì nhưng được áp dụng một cách mềm dẻo, linh động hơn. Với sự mềm dẻo linh động này, nhiều chân tay của Pháp được xung vào ban kỳ hào các xã.


    Mặc dầu hậu ý của người Pháp là muốn giao nhiều chức vụ các xã cho bọn tay chân của họ, nhưng họ cũng không dám phạm vào tục lệ cổ truyền một cách trắng trợn, nghĩa là các kỳ hào mới vẫn phải do sự lựa chọn của các kỳ hào trong ban Hội Tề chỉ định. Tuy nhiên, với sự cải cách mới, các chủ tỉnh có quyền nhiều trong việc tuyển lựa kỳ hào, và việc tuyển lựa này muốn trở thành nhất định phải có sự duyệt y của chủ tỉnh.


    Nghị định ngày 30-10-1927 được áp dụng cho tới hết thế chiến thứ hai. Trong thời gian này vấn đề cải tổ chế độ hành chánh xã trong Nam lại được đặt ra sau cuộc khởi nghĩa đẫm máu của anh em binh sĩ Việt Nam Quốc Dân Đảng tại Yên Bái hồi tháng 2 năm 1930. [5] Tháng 8-1930, Thống đốc Nam Kỳ cho thành lập một Hội đồng Cải cách với mục đích cải thiện đời sống dân chúng. Hội đồng này đã đề nghị một sự cải cách sâu rộng chế độ hành chánh xã thôn và muốn xã Việt Nam được tổ chức như các xã bên Pháp, nghĩa là trong xã sẽ có các hội viên Hội đồng xã và các viên chức hàng xã. Đề nghị này chỉ ở nguyên trong vòng đề nghi vì chính quyền Pháp đâu có muốn sự cải cách sâu rộng vì quyền lợi dân chúng ấy. Họ cho là không thích ứng với xứ thuộc địa này, mà lại có sự nguy hiểm là sẽ đảo lộn trật tự của các xã, và nhất là, người Pháp sẽ khó nắm nổi các Hội viên của Hội đồng xã dự định kia. Chế độ 1927 cứ được áp dụng cho đến sau cuộc bại trận của Pháp. Khí đó, trước mọi biến chuyển của tình hình chính trị tại Đông Dương, chính quyền Pháp lại nghĩ tới sự cải cách, và Toàn Quyền Đông Dương lại có ký nghị định ngày 5-1-1944 để cố gắng tập trung quyền hành một cách chặt chẽ trong việc chỉ định các hương chức tại Nam Việt. Nghị định quy định rõ ràng thể thức tuyển lựa các hương chức. Hương chức phải lập một bản danh sách ứng cử viên để một hội đồng gồm tất cả các hương chức, cựu hương chức, cựu công chức và cựu binh sĩ đã từng cư ngụ ở trong làng được ít nhất là hai năm căn cứ vào đó mà tuyển lựa. Những sự bổ nhiệm vẫn phải được vị tỉnh trưởng phê chuẩn, như trước. Một mặt khác, các ứng cử viên phải đã có tên ghi trong sổ ghi dân số của làng ít nhất được hai năm, có đóng thuế thân ở làng và không bị can án. [6]


    Ngoài ra, với chế độ 1944, có thêm hai hạng ứng cử viên mới:

    + Những người có học từ bằng Thành chung trở lên.
    + Những binh sĩ tuy không có bằng cấp gì, nhưng đã tỏ ra can đảm trong khi lâm trận và được thường Anh Dũng Bội tinh. Những ứng viên này chỉ cần biết đọc và biết viết.


    Với nghị định 1944, người Pháp kiểm soát chặt chẽ hơn việc tuyển lựa viên chức làng xã và nhờ sự kiểm soát này, họ dễ đặt vào hội đồng kỳ hào những người trung thành với họ. Chỉ riêng với thành phần ứng cử viên ta cũng thấy rằng, những người này, vì quyền lợi sẵn có của họ, họ sẽ không phản bội nước Pháp.


    Chế độ 1944 hay hoặc dở và ảnh hưởng ra sao đến các tổ chức thôn xã, chưa có thể biết được, đã xảy ra cuộc đảo chính 9-3-1945, và với cuộc đảo chính này người Nhật đã thay thế người Pháp ở Đông Dương, nghĩa là ở cả Việt Nam, trong đó có Nam Việt.


    Qua các giai đoạn trình bày trên, ta thấy rằng trong thời kỳ thống trị Việt Nam, người Pháp đã dần dần nắm hết quyền kiểm soát nền hành chánh xã, và lấn hết quyền tự trị xã thôn của ta tại Nam Việt, và với sự lấn át này, bao nhiêu tập tục nghìn xưa của ta, đã bị người Pháp dần phá hủy để tạo nên một lớp cường hào ác bá tay sai.

    ...

    _________

    [1] Trần Trọng Kim, Việt Nam Sử lược, Tân Việt Saigon.
    [2], [6] Nguyễn Xuân Đào, Tổ chức hành chánh cấp xã ở Việt Nam, Phụ tập Nghiên cứu một cộng đồng thôn xã Việt Nam, của ông Lloyd Woodruff.
    [3], [4]. [5] Vũ Quốc Thông, Pháp chế Sử Việt Nam, Tủ sách Đại học, Saigon 1966.
     
    Chỉnh sửa cuối: 22/3/14
  9. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...


    CHỨC TƯỚC PHẨM HÀM



    Dưới triều đại phong kiến ngày xưa, những người được làm quan, hoặc có một hành động, một công lao nào đó được nhà nước ban thưởng, thì thường được trao cho một danh hiệu để được đứng vào hàng ngũ quan viên. Ta gọi các loại danh hiệu ấy là chức, tước, phẩm, hàm, …


    Chức là danh hiệu cho biết người này có phận sự gì, ở cấp nào. Có chức ở cấp triều đình, trung ương, cho đến chức ở huyện. Ngày xưa, từ thời trần đến thời Lê, làm việc ở xã cũng là có chức. Nhưng đến đời Nguyễn, từ huyện trở lên mới có chức.


    Người có chức là có phận sự, có quyền coi sóc các việc trong phạm vi được giao. Ở cấp phủ, huyện là Tri phủ, Tri huyện. Ở cấp tỉnh là Tổng đốc, Bố chánh, Án sát (ba tòa). Ở trung ương là các quan Thượng thư. (So với ngày nay là ở cấp Chủ tịch huyện, tỉnh cho đến Bộ trưởng).


    Những người có chức, thường được xếp theo các bậc như tước, phẩm, hàm. Có người không có chức gì, vẫn có thể được nhận một trong ba danh hiệu này, nhưng không phải là các quan cai trị. Họ không có chức vụ gì hết, mà chỉ có một số lợi lộc. Họ có lợi, chứ không có quyền. Ai có chức mới có quyền.


    Tước là một thứ phẩm giá cao nhất. Phải là những vị có công lao, có quan hệ với vua chúa, hoặc với họ hàng, những gia đình lớn trong nước.

    Có cả thảy sáu tước theo thứ tự trên dưới là:

    Vương: Có tước vương, là vào lớp ngang với nhà vua (có khi ở bậc trên), nhưng vẫn dưới quyền vua. Nhiều người thân thích của vua được nhận tước này. Thí dụ:

    + Trần Quốc Tuấn có tước Hưng Đạo Vương. Ông là cháu vua Trần Thái Tông.

    + Nguyễn Miên Thẩm, có tước Tùng Thiện Vương. Ông là con trai vua Minh Mệnh, là chú vua Tự Đức.​


    Công: Tước này cũng giành cho các vị tôn thất trong họ vua chúa hoặc là những vị quan to, có công lao lớn. Sử ta hay nói đến các ông quận công chính là tước công này.

    Có rất nhiều người được tứơc công như:

    Ông Phùng Khắc Khoan có tước Mai quận công.

    Ông Nguyễn Trung Ngạn có tước là Thận quận công v.v…​


    Hầu: Cũng là tước giành cho các vị có đức độ, có công lao to lớn. Được phong hầu, là một ước vọng của nhiều người bình thường muốn phấn đấu trở nên bậc quan lớn của đất nước. Có câu thơ Đường nổi tiếng nói về người vợ để chồng đi kiếm tước hầu. (hối giao phu tế mịch phong hầu). Cả bên Trung Quốc, được tước hầu là vinh dự lớn lao nhất. Gia Cát Khổng Minh được tước là Vũ hầu. Ở nước ta có:

    Nguyễn Trãi, mãi sau mới được phong là Tế văn hầu.

    Hoàng Sĩ Khải được phong Vịnh kiều hầu.

    Tôn Thất Thuyết là Vệ chính hầu.​


    : Dưới bậc hầu là bậc bá, Được phong bá tước cũng là một vinh dự lớn. Nhiều ông làm quan rất to, nhưng không được phong hầu, mà chỉ là bá mà thôi.

    Ông Hà Tông Huân đã làm đến chức Tể tướng, đã vào bậc Ngũ lão hầu chúa, nhưng chỉ là bá tước. Ông được ban Kim khê bá.

    Ông Đàm Thận Huy cũng vào bậc đại thần, có công lớn, chỉ được tước là Lâm xuyên bá.​

    Cần chú ý ở nước ta, trong nông thôn có một số người được gọi tên là cụ Bá. Nhưng bá này không phải là bá tước. Có nhiều vị nhà giàu, có nhiều ruộng đất trang trại, được triều đình tặng cho các danh hiệu: Người có một nghìn (nhà cửa, trang trại) được gọi là ông Thiên hộ. Người có hàng trăm, gọi là ông Bách hộ. Chữ bách được đọc trại ra, thành chữ . Bá hộ chỉ người giàu có, đã có it nhiều công đức cho làng, huyện, tỉnh nên được phong như vậy. Ta quen gọi là cụ Bá, không phải là Bá tước. Nhà văn Nguyễn Công Hoan viết truyện ngắn: Cụ chánh Bá mất giày. Cụ Bá ấy là bá hộ, không phải bá tước.


    Tử: Dưới bậc bá là Tử. Tử tước cũng là một danh hiệu lớn, giành cho con cái các quan đại thần, hoặc có liên quan với nhiều đại tộc. Ở nước ta, danh hiệu tử tước không nhiều, nhưng vẫn có nhiều vị có tiếng tăm.

    Nhà sử học Hồ Sĩ Dương có tước là Nhuận duệ tử.

    Thủ tướng Nguyễn Hữu Bài (người công giáo dưới triều vua Khải Định) có tước là Phúc môn tử.

    Ông Nguyễn Tri Phương, sau khi hi sinh vì đánh Pháp, được thờ ở Hà Nội, phong tước là Tráng liệt tử.​


    Nam: Cũng là một tước hiệu vinh dự, thường giành cho người ở trong các đại gia, hoặc sau khi mất đi để lại những công lao nhất định:

    Ông Trương Đăng Quế có chức vụ như vị thủ tướng dưới triều Tự Đức được thành nam tước: Tuy thịnh nam.

    Ông Cao Xuân Dục, thượng thư bộ học dưới triều Khải Định , được phong là An xuân Nam.​


    Phẩm: Là để chỉ vào thứ bậc các quan lại, quan viên trong chế độ phong kiến. Thông thường, quan nào có chức thì có phẩm. Làm quan to thì ở phẩm cao, làm quan nhỏ thì ở phẩm thấp. Có người là quan mà không có chức, nhưng cũng được xếp vào một bậc, một thứ phẩm nào đó.

    Có cả thảy 9 phẩm trong quan chế nói chung:

    Các bậc nhất phẩm, nhị phẩm, tam phẩm là giành cho các quan to, vào loại thượng thư, đại tướng trong triều. Một số vị như Tổng đốc các tỉnh, cũng có thể được phong: nhất, nhị, tam phẩm.

    Những vị quan ở bậc dưới là loại tứ phẩm, ngũ phẩm, lục phẩm, thất phẩm v.v… Ngoài ba vị quan lớn (ba tòa quan lớn) thì các ông làm cấp tỉnh, huyện thường ở mức phẩm này. Có một số ông quan về hưu, hoặc bố để, ông nội các quan to cũng thường được ban cho danh vị từ tứ phẩm trở xuống.

    Tại các thôn làng, có một số hương hào, chức sắc hay những người đã được chức vị gì đó trong quân đội, trong các hàng nha lại, thì được hưởng danh vị từ bát phẩm xuống đến cửu phẩm. Ở làng quê mà được cái cửu phẩm này là vinh dự lắm, được xếp vào hàng quan viên rồi. Ta hay gặp những ông Cửu trong làng, thường tự hào với cái phẩm thấp bé này.

    Và ngay trong từng bậc phẩm như vậy, người ta còn chia ra ông tòng, ông chính và ông bên văn, ông bên võ… Như vậy:

    Ông được chánh cửu phẩm thì ngồi trên ông tòng cửu phẩm.

    Ông Cửu phẩm văn giai thì cao hơn ông Cửu phẩm bá hộ.​

    Một số ông lý dịch trong làng khi thôi việc thường được ban cho cái danh vị cửu phẩm. Họ thường đắc ý và cũng hay kèn cựa với nhau, gây rối rắm trong làng. Chế độ phong kiến cáo chung, cái trò này cũng bãi bỏ hết.


    Hàm: Hàm cũng là một chức, một loại phẩm trật tặng cho các quan, được mang danh như thế, song lại không có chức vụ quyền hạn gì. Thường thường các ông được về hưu trí, triều đình cho ông ta một cái hàm. Thí dụ ông A được hàm thượng thư trí sĩ (là cụ thượng về hưu). Cái hàm thì to, nhưng không có quyền có chức gì cả.


    Gần đây, chúng ta cũng sử dụng chữ hàm này để chỉ vào một số người, cũng không có chức tước quyền hạn, và cũng không có danh vị, bằng cấp. Thí dụ, người được tặng là giáo sư, phó giáo sư v.v… là ông có hàm. Hai danh hiệu ấy được gọi là học hàm.

    Cũng có những ông được phong giáo sư, phó giáo sư vì khả năng, nhưng ông lại không có bằng cấp. Trong hàng ngũ người có học vấn, ta gọi ông là có học hàm, mà không có học vị. Lại có người thi cử đỗ đến tiến sĩ, thạc sĩ, nhưng chưa được phong giáo sư. Người ta gọi là ông có học vị không có học hàm.


    ...
     
    Chỉnh sửa cuối: 23/3/14
  10. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...


    CHUYỆN HỌC HÀNH – ĐẠO THẦY TRÒ



    Có thể nói dân Việt Nam ta từ xưa đến nay rất quan tâm đến vấn đề giáo dục. Dân ta chuộng sự học, trọng thầy quí bạn. Từ phong tục tập quán ở làng quê cho đến việc tổ chức bài bản của chính quyền nhà nước, đều thấy được sự quan tâm này. Có thể nhận ra được mô hình giáo dục của nước nhà từ đầu thế kỷ XX trở về trước.


    Việc giáo dục bình dân: không sách không thầy


    Có lẽ đây cũng là kinh nghiệm chung cho các nước trên thế giới. Dân tộc nào mà không bắt đầu việc dạy dỗ con cái ngay từ trong gia đình, khi các em mới ra đời, cho đến tuổi vào trường lớp. Nhưng ở Việt Nam ta, do hoàn cảnh đặc biệt, từ lâu chúng ta chịu thất học, ngay cả trong gia đình, họ hàng, việc trau dồi vốn liếng cho các thành viên cũng khó được quan tâm. Tại các xóm thôn hẻo lánh, người dân sinh con ra, nuôi nấng con cho đến lúc trưởng thành, chỉ có thể bày dạy cho con trong hoàn cảnh không sách không thầy, bị thiệt thòi và hạn chế nhiều mặt. Tựu trung cũng có những nét đặc sắc, mà những nhà nghiên cứu khi đi sâu, đều có thể quan tâm.


    Nên chú ý đến cách nói của người Việt. Ta thường nói là các bậc cha mẹ trong gia đình phải bày dạy cho con. Tiếng bày được đặt trước tiếng dạy. Vậy là việc giáo dục đầu tiên cho em bé (rồi lớp thanh thiếu niên) phải là việc bày vẽ. Chỉ mới bày thôi, nhưng là bày cách ăn ở, nói năng, bày việc tự giữ gìn bản thân cho đến việc ứng xử ngoài xã hội. Không biết ngôn ngữ trên thế giới như thế nào, chứ hai tiếng bày dạy của Việt Nam, thì quả có một nội dung phong phú.


    Tiếp đó là sự rèn cặp liên tục cho đứa trẻ từ khi trứng nước cho đến tuổi vào đời. Nên đi vào kho tàng đồng dao, trò chơi trẻ em thì mới thấy được tính chất bách khoa và thực tiễn của lối dạy này. Người dân Việt Nam chú ý cho con tập nói, tập chững, tập bò, rồi sau đó sẽ được bồi dưỡng những tri thức khác. Có những bài hát, những trò chơi bày vẽ rất là cụ thể.

    Bày cho trẻ em tập đếm. Trò chơi “đánh sẻ” (con mốt con mai, con trai, con hến v.v…) thực sự là bài dạy về con số thập phân.

    Bày cho trẻ em các kiến thức sinh vật (bài hát về các giống chim, giống cá v.v…)


    Cạnh đó là những bài gia huấn ca, nhắc nhủ các bà mẹ trẻ phải uốn nắn trẻ em như thế nào.

    Ngày con đã biết chơi, biết chạy
    Đừng cho chơi cầm gậy, cầm dao
    Đừng cho chơi búa chơi dao
    Chơi vôi, chơi lửa, chơi ao… có ngày …!


    Những gia đình có nghề nghiệp (làm nông, hoặc làm thủ công), thì cha mẹ vẫn bày dạy cho con làm quen với kinh nghiệm sản xuất. Đặc biệt nhiều em bé, (nhất là các em nữ), thường bị hướng dẫn (và bắt buộc) làm nhiều việc vặt trong gia đình (mà là những công việc nặng nhọc).


    Trong phạm vi gia đình thì như vậy, ngay cả trong gia tộc, trong thôn xóm, và cả làng xã, người dân không nói ra bằng lý thuyết, nhưng bằng các hình thức, các kiểu tổ chức những hội hè, những cuộc tế lễ đều có tác dụng dạy bảo, chỉ vẽ cho lớp thanh thiếu niên hiểu được cách sinh hoạt cộng đồng. Thêm vào đó, những bài vè, những câu chuyện cổ, những thông tin về các đình, đền, chùa miếu v.v… đều có thể làm giàu cho vốn sống, cho tri thức của con người.


    Như vậy, thì việc giảng dạy không sách không thầy như nền giáo dục bình dân ờ nước ta, cả trước và trong thời kỳ phong kiến, phải được nhìn nhận là có một giá trị nhất định, rất xứng đáng với những đề tài khoa học nghiêm trang.


    ...
     
  11. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...


    TỔ CHỨC TRƯỜNG HỌC



    * Trường học nhà quê


    Ngày xưa, nhà nước (triều đình) không mở trường ở các làng. Trường học chỉ có huyện, ở tỉnh, mà cũng rất khác với các trường sau này, khi ta chịu ảnh hưởng cách học của phương Tây.

    Nhà nước không mở trường, nhưng dân chúng thì tự động lập ra các lớp cho con em đến học. Trường lớp đặt trong các nhà tư (do một gia chủ mở ra cho con cháu trong nhà, trong họ của mình, sau đó thì nhiều gia đình khác sẽ gửi con đến). Học trò ngồi học ngay trên sàn nhà, trên các tấm phản cao, Sách của thầy bỏ trong cái tráp. Trước mặt thầy có nghiên bút, có mực đen, mực đỏ. Mực đỏ gọi là son. Bút của thầy gọi là bút son. Bút là bút lông, mực phải mài trong một cái nghiên. Do đó, khi ta dùng chữ bút nghiên, là để nói về chuyện học hành, chuyện làm thơ, làm văn.

    Cạnh bàn thầy, còn có một cây roi. Thầy thường dùng roi đe nẹt không cho các trò làm ồn ào. Học trò không thuộc bài, viết chữ sai qui cách, thường bị thầy phạt bằng roi vọt. Có khí bị thầy bắt quì. Cũng có những sự trách phạt quá đáng, xâm phạm đến cơ thể hoặc danh dự của học sinh.

    Nhưng học sinh và phụ huynh, hàng trăm năm qua, không ai băn khoăn gì về điều này. Học trò bị đánh là việc bình thường. Và người còn cho là có bị đánh mới biết chăm chỉ, mới học được giỏi. Tục ngữ cũng khen các thầy giáo nghiêm khắc: Thứ nhất hay chữ, thứ nhì dữ đòn.

    ThayDo-1.jpg
    Học sinh lớn bé, đủ mọi lứa tuổi đều đến nhà thầy học chữ

    ThayDo-2.jpg
    Với những học trò nhỏ tuổi, thầy vừa dạy vừa dỗ


    Mãi sau này (đầu thế kỷ XX) mới bỏ lối trường học ở tư gia này. (Chỉ còn lại hình thức thuê cậu giáo – quécepteur – hàng giờ hay cả tháng cả năm nuôi cơm ở trong nhà). Các trường lớp mới được xây dựng, mỗi lớp có một phòng riêng, học sinh ngồi vào bàn. Có bảng đen phấn trắng. Giờ học hàng ngày được qui định, lớp học có niên hạn hẳn hoi.



    * Những trường tư lớn ở nông thôn


    Những trường học tư gia ta vừa nói đến trên đây là phổ biến, làng xóm nào cũng có. Tổ chức sơ sài trong phạm vi gia đình, thấy giáo là những anh đồ chưa đỗ đạt, hoặc cũng có những cụ cao tuổi, lấy nghề dạy học làm vui. Nhưng lại có những trường rất lớn, có tiếng tăm, có bề thế. Ấy là những trường của con cái các vị đại khoa, mở ngay trong xóm thôn hẻo lánh, nhưng nhờ uy tín của các Thầy mà trở nên những ngôi trường rất lớn, mặc dù chỉ khoanh lại trong một không gian nhỏ hẹp. Trường năm nào cũng đông học sinh, có khi đông đến hàng ngàn.

    ThayDo-3.jpg
    Lớp học tại trường làng

    ThayDo-4.jpg
    Xếp hàng ngay ngắn trước khi vào lớp


    Hà Nội có các trường của thầy Chu Văn An (trường Huỳnh Cung từ thế kỉ XIII), trường của thầy Vũ Thạnh (ở Hào Nam, thế kỉ XVIII), trường của thầy Vũ Tông Phan (trường Hoàn Kiếm thế kỉ XIX). Ở Nam Định có trường Bảo Dương của thầy Ngô Thế Vinh (thế kỉ XIX), trường Đông Khê của thầy Nguyễn Thức Tự (đầu thế kỉ XX). Ở miền Nam, trường học của các thầy Võ Trường Toản, Nguyễn Đình Chiểu v.v… cũng rất nổi tiếng.

    Tất cả đều là trường tư, là trường thôn quê, nhưng danh tiếng của nó đã vượt ra ngoài địa phương mình, có tầm lớn lao như một trường học lớn của nhà nước. Nhất là khi ta thấy có những trường học mà thành tích thi cử (kết quả giáo dục của thầy) vượt lên một cách kỳ lạ. Trường học tư của thầy Trần Ích Phát ở Hải Dương, có học sinh là Vũ Kiệt đỗ trạng nguyên (1472), Lê Ninh đỗ thám hoa (1481) và Nguyễn Doãn Địch cũng đỗ thám hoa (1481). Đặc biệt, năm 1487, trường của thầy có ba học sinh: Trần Sùng Dĩnh đỗ trạng nguyên, Nguyễn Đức Huấn đỗ Bảng nhãn và Thân Cảnh Vân đỗ thám hoa. Thật là một kỳ tích không một trường học nhà quê nào đạt được.



    * Trường học ở tỉnh, huyện, xứ


    Tại các thôn xã, việc học là do các gia đình tự ý lo liệu. Nhưng làng xã cũng phải để tâm. Hương ước các làng vẫn có những điều khoản khuyến khích việc học. Những học sinh học giỏi hoặc đỗ đạt thường được các làng xã khen thưởng. Học sinh đi thi phải ra lễ ở đình làng. Trong các thứ bậc quan dân ở trong một làng có bậc nhiêu học, là chỉ vào lớp trẻ hoặc trung niên biết chữ.

    Từ cấp huyện phủ, nhà nước mới có hình thức tổ chức và có chế độ cho việc học hành. Ở huyện, triều đình cử một viên học quan phụ trách gọi là Huấn đạo. Ở phủ thì gọi là Giáo thụ. Các vị này đều là người đã đỗ cử nhân trở lên (vẫn được gọi là quan Huấn, quan Giáo), theo dõi việc học hành trong phủ huyện, cho mở các kỳ thi để xem xã nào có học sinh học khá. Tùy theo thời gain quy định, các quan Huấn quan Giáo tổ chức những buổi thi, gọi học trò các xã lên cho nghe giảng, cho làm bài. Bài thu về, các vị sẽ mời người đến chấm. Kết quả được công bố trong một cuộc họp toàn huyện hay toàn phủ. Các kỳ họp và học như thế thường được gọi là tiểu tập. Các bài văn khá, được đem ra bình (đọc, ngâm). Các tác giả học sinh được các thầy nhận xét cho điểm. Có bốn bậc điểm là:

    Ưu: bài văn vào loại giỏi.
    Bình: Bài văn vào loại khá.
    Thứ: bài văn vào loại trung bình.
    Liệt: bài văn vào hạng kém.​

    (Một vài nơi, học sinh bị xếp vào hạng liệt thường bị hình phạt, nhẹ cũng là trách cứ. Thầy giáo dạy những trò như thế thường ngượng với bạn bè).

    Các bài thường kho xếp hạng một cách dứt khoát. Có bài có thể trên hoặc dưới điểm một tí (như ngày nay ta thường cho điểm 3 cộng, điểm 3 trừ v.v…) thì các thầy ngày xưa cũng chia ra nhiều loại:

    Điểm bình có lọai: bình cộc, bình con
    Điểm thứ có loại: thứ muỗi, thứ mác v.v…​

    Đi thi ở huyện, phủ cũng được xếp hạng cao thấp. Người được điểm cao nhất ở phủ (gồm nhiều huyện), ở vùng thì gọi là đỗ đầu xứ. Ông Phan Bội Châu khi còn trẻ, thi đỗ đầu ở phủ Anh Sơn (có nhiều huyện, Thanh Chương, Nam Đàn v.v…) nên gọi là ông Đầu xứ. Lúc ấy, ông lấy tên là Phan Văn San, nên được gọi là Đầu xứ San. Mấy chục năm sau, ông Ngô Tất Tố cũng đỗ đầu ở Bắc Ninh, nên được gọi là Đầu xứ Tố.

    Đỗ như vậy, vẫn là chưa có học vị gì cả. Nhưng cái tiếng đầu huyện, đầu xứ vẫn được hâm mộ.

    Ở cấp tỉnh, nhà nước (triều đình) cũng cử một vị học quan phụ trách việc học. Vị ấy được gọi là ông (quan) Đốc học. Ông theo dõi việc học hành trong toàn tỉnh, và thường chỉ đạo việc mở các kỳ bình văn thi cử ở các tỉnh, các vùng (xứ). Ở huyện, phủ chỉ có tiểu tập. Lên cấp tỉnh, cấp xứ này thì có trung tập, đại tập. Các kỳ thi, kỳ bình văn như thế qui mô hơn nhiều. Những học sinh giỏi nổi tiếng cả vùng là từ ở đây. Ở nhiều trường tư, mà thầy dạy là các vị đại khoa, cũng có thể mở các kỳ trung tập, đại tập rất được các quan Đốc, quan Giáo, quan Huấn hoan nghênh và khuyến khích.



    * Trường học cấp Nhà nước


    Nhà trường do Nhà nước (triều đình) lập ra, chỉ có ở cấp trung ương, mở ra cho con cái các vua chúa, quan lại cao cấp (cũng có một số ít thuộc lớp bình dân). Trường này gọi là Quốc tử giám. Ở Thăng Long (Văn miếu Hà Nội) thành lập từ năm 1076 (có khi gọi là Quốc tử viện, khi gọi là Nhà quốc học). Đời nhà Nguyễn, trường này được đưa vào Huế, dựng thêm Di luân đường, giảng đường và phòng ký lục cho sinh viên. Coi sóc Quốc tử giám, dưới triều Nguyễn là một viên Tế tửu, hai viên Tư nghiệp, hai viên học chính và một số thuộc ti khác.


    Trường Quốc tử giám có thể xem như trường đại học của nước ta. Vậy là chúng ta đã có trường đại học từ đời Nhà Lý (thế kỷ XI). Có thể xem đó là vinh dự của ngành giáo dục, về phong tục hiếu học của người Việt Nam mình.


    ...

    (nt: :)! ... "Lão Oa Giảng Độc"...

    ThayDoCoc.jpg
    Tìm thầy hỏi bạn nhái chi mà
    Thấy học xem bằng ếch thấy hoa
    Mở mắt chão chàng soi vũ trụ
    Đem gan cóc tía đối sơn hà.

    ... !?! ... :)!)​
     
    Chỉnh sửa cuối: 22/4/14
  12. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...


    VIỆC HỌC HÀNH – THI CỬ


    Thời xưa, chúng ta phải giao thiệp với nước Trung Hoa, và cũng đã phải trải qua ngàn năm sống dưới chế độ Bắc thuộc. Ta chịu ảnh hưởng Hán học khá sâu, nên chữ Hán đã được sử dụng gần như là tiếng mẹ đẻ. Sở dĩ phải nói gần như, là vì ta vẫn dùng chữ Hán, nhưng đã phát âm cách khác. Cùng mấy chữ Việt Nam, ta viết giống như người Trung Quốc, song bên ấy đọc thành duể nàn. Do đó, những sách vở, bài làm, thơ văn v.v… chúng ta đều dùng chữ Hán, nhưng đã đọc thành cách khác. Bên giáo dục cũng vậy, ta đều sử dụng sách hán, nhưng để đọc theo âm của mình. Và tất nhiên, có những trường hợp, chữ Hán theo nghĩa này, nhưng ta lại theo nghĩa khác, và cũng có nhiều trường hợp ta dùng âm Hán, nhưng lại đọc trạnh đi.

    Trẻ em Việt Nam bắt đầu lớp học của mình cũng bằng sách chữ Hán. Đó là quyển Tam tự kinh, do một thầy giáo Trung quốc là Vương Ứng Lâm soạn. Sách gồm nhiều câu, mỗi câu chỉ có ba chữ, nghĩa rất rõ ràng, ý rất súc tích, bao gồm đủ các vấn đề như ta nói là cách vật, trí tri. Tất nhiên là ngay từ lúc mở đầu, sách đã nêu ra những vấn đề triết lý như “Nhân chi sơ tính bản thiện”, tiếp đó là các bài học luân lý: “Tam cương, giả quân thần nghĩa, phụ tử âm, phu phụ thuận v.v… chủ yếu vẫn là giáo dục luân lý. Sau đó, dần dần được học cao lên, các thầy mới cho học sinh học:

    Tứ Thư: bốn cuốn sách kinh điển của Nho giáo: Đại học, Trung dung, Luận ngữ, Mạnh tử.

    Ngũ Minh: năm cuốn kinh điển của Trung Quốc: Thi, Thư, Lễ, Nhạc, Xuân thu. (Trong những bộ kinh này, thì Kinh, Thi chính là tập ca dao của Trung Quốc, Kinh Xuân thu là bộ sử của Trung Quốc.

    Học đầy đủ các sách khai tân, rồi đến Tứ thư Ngũ kinh như vậy là đã có đủ tri thức cần thiết. Tiếp đó, được đọc thêm các sách ngoài: loại sách sử, văn, truyện v.v… của các danh nho Trung Quốc các thời đại. Thơ ca và tiểu thuyết chỉ để đọc ngoài chứ không phải là sách học. Nhiều trường hợp những loại sách nghệ thuật như vậy lại bị nghiêm cấm. Những loại sách có tư tưởng mới, sách dịch của Tây phương… phải đến thời kỳ Duy tân mới được đọc, và cũng không phải là sách qui định ở nhà trường.

    Tất nhiên các học giả, các thầy giáo Việt Nam, cũng có ý thức soạn sách giáo khoa cho người mình. Chúng ta có những sách học từ, như các cuốn Tam thiên tự, Ngũ thiên tự, chỉ để dùng cho học trò nhớ từ Trung Quốc ra nghĩa Việt Nam (Thiên trời, địa đất, cử cất, tồn còn v.v…). Thầy Bùi Dương Lịch có cuốn Bùi gia huấn hài, muốn soạn để thay thế cho quyển Tam tư kinh. Thầy Ngô Thế Vinh soạn nhiều sách hướng dẫn cách làm văn như Trúc Đường khoa sách, Trúc Đường văn sách v.v…

    Về việc làm văn, học sinh được học chu đáo hơn (tất nhiên là chỉ ở một số trường và ở sự dạy dỗ của một số thầy). Từ cách tập viết tập đồ đến cách viết hàng ba, hàng tư trở lên, từ những nét phầy nét mác đều được thầy rèn cặp rất chu đáo. Có một thầy giáo (ông Nhữ Bá Sĩ ở Thanh Hóa) đã viết hẳn một cuốn sách bày cho học sinh viết có một chữ là chữ Vĩnh (Vĩnh tự bát pháp, vì quả thực chữ Vĩnh có đúng 8 kiểu, 8 nét cần phải biết tập luyện: nét sổ, nét ngang, nét găm, nét mác v.v…). Ở các bậc học cao hơn: các phép làm thơ, làm văn đều phải học tập rất cẩn thận và chu đáo. Những loại bài như bài văn sách, bài kinh nghĩa đúng là có phương pháp rất chặt chẽ (tuy sau này ta đã phải lên án cái thói hủ nho: Tám vế văn chương giấc mộng nồng.). Các loại thơ ca cũng có luật, có vần, có thể thức v.v… không thể xem là hời hợt được.

    Học theo chữ Hán thì như thế, nhưng nước ta đã có sáng kiến tạo nên một thứ văn tự riêng, ta gôi là chữ Nôm. Học và thi chữ Nôm đã bị bắt buộc ở nước ta từ thời Hồ Quí Ly, và sau này còn dưới thời Tây Sơn. Lại phải giỏi chữ Hán mới thành thạo chữ Nôm được. Văn nôm ở nước ta lại cũng có qui cách riêng, có những yêu cầu, những thể thức mà bên Trung Quốc không có. Thí dụ, văn nôm ta có loại thơ lục bát, thơ song thất lục bát, rồi những bài ca trù, hát nói v.v… hoàn toàn là sản phẩm Việt Nam. Tuy chế độ nhà trường không bắt buộc, nhưng người đi học không thể không biết.


    * Việc thi cử


    Học sinh đi học dưới thời phong kiến ở nước ta, có được đi thi:

    Trừ việc kiểm tra hàng ngày do các thầy tổ chức trong các lớp học ở nhà, hàng năm học sinh được đi thi hạch ở các lớp tiểu tập. Cuộc thi như vậy được gọi là thi hạch. Thi hạch chưa phải là thi chính thức, nhưng học sinh được điểm cao cũng có vinh dự lắm. Người đỗ đầu thường được tôn là ông đầu huyện. Nếu là thi ở phủ, ở vùng, đạt điểm cao thì tôn là ông đầu xứ như đã nói trên kia.

    Các cuộc thi chính thức do nhà nước chỉ đạo, tổ chức gồm có ba cấp là: thi hương, thi hội, thi đình.

    Việc tổ chức các kỳ thi hương, thi hội rất rầm rộ, đều tiến hành ở tỉnh, hoặc ở vùng (gồm nhiều tỉnh).



    Thi hương: Thi hương là cuộc thi tổ chức ở các địa phương, nhưng gọi là thi cả nước cũng đúng, vì những tỉnh lân cận cũng có thể cho người đến dự. Những cuộc thi như vậy gọi là trường thi. Có câu thơ: Trường Nam thi lẫn trường Hà, là nói về năm ấy, không tổ chức thi ở Hà Nội, thí sinh ở Hà Nội về thi chung với thí sinh ở Nam Định.

    Các trường thi, đều do các quan tỉnh chỉ đạo tổ chức. Nhà nước cử một hội đồng gồm vị chủ khảo và các giám khảo. Họ đều được gọi tên là các quan. Chánh chủ khảo phụ trách việc lãnh đạo. Các bài thi đưa vào phải chấm hai lần, lần đầu là sơ khảo, lần sau là phúc khảo. Tên tuổi các giám khảo đều giữ bí mật. Đi chấm thi, phải đến ở ngay trong trường thi, không được liên hệ với người ngoài. Nhiều vị giám khảo đã cho vợ cải trang đi theo làm kẻ tiểu đồng hầu hạ, nếu phát giác ra sẽ bị tội nặng. Những kẻ tùy tùng phục vụ cuộc thi đều chọn người không biết chữ.

    Trường thi được tổ chức rất trật tự, uy nghiêm. Các giám khảo đều ở nhà riêng trong một khu vực lớn được qui định. Phía ngoài có lính tráng bảo vệ rất nghiêm ngặt.

    Người xưa rất tin rằng, những người tham gia các kỳ thi, đều có phúc có phần. Dù anh giỏi giang đến mức nào, nhưng bản thân anh và cả gia đình anh, nếu có làm điều gì thất đức, thì sẽ gặp trở ngại bất kỳ. Nếu anh có phúc đức gì để lại thì được các lực lượng vô hình hỗ trợ. Vì vậy, lúc gọi tên cho các thí sinh vào phòng thi, người ta thường cho loa vang xa, gọi đến ba lần:

    Báo oán giả tiên nhập
    (các hồn ma báo oán được vào trước)
    Báo ân giả thứ nhập (các hồn ma báo ân vào thứ hai)
    Sĩ thứ giả, thứ thứ nhập (các thí sinh vào sau cùng).​

    Vì vậy, mà rất nhiều học sinh trước khi đi thi đã phải cúng lễ ở gia đình, làng xóm, và khi vào thi phải mang thêm vàng hương vào để tự mình cúng lễ van vái ngay khi làm bài.

    Nhà nước quây cho một khu vực để làm trường thi, nhưng chỉ làm nhà cho các giám khảo. Các thí sinh phải tự thu xếp lấy nơi ăn ở, làm bài của mình. Khi nhận được chỗ ngồi đã qui định, thí sinh phải vào dựng lều, thu xếp các tiện nghi. Việc này phải chuẩn bị từ khi ở nhà (ở tỉnh xa, làng xa) rồi mang người hầu đến đóng cọc làm lều, đặt chõng để năm, đặt ván làm chỗ kê viết. Cả ngày phải ở với lều chõng như thế, tối mới về nhà trọ. Do đó những từ như “bút nghiên” để chỉ việc học hành, sáng tác, và chữ “lều chõng” để chỉ việc đi thi.


    Người ta tổ chức thi hương từ thế kỷ XIII, XIV. Từ đời nhà Nguyễn, vua Minh Mệnh cho cứ ba năm một lần thi hương. Số lượng thí sinh không qui định, có khoa người dự thi có đến hàng ngàn. Nhưng kết quả chỉ lấy đỗ rất ít. Người đỗ cao được gọi là cử nhân (ngày xưa gọi là hương cống), mỗi kỳ thi lấy đỗ 32 người. Đỗ thấp hơn gọi là tú tài (xưa gọi là sinh đồ), mỗi kỳ lấy đỗ 70 người. Có khoa thi được châm trước, lấy thêm một vài người nữa.

    Đỗ tú tài, chỉ mới được cái danh hiệu là ông tú thôi, chứ không được hưởng quyền lợi gì cả, vì xếp vào hạng tiểu khoa. Vì vậy mà rất nhiều ông tú tài cứ phải học để thi đi thi lại. Có ông thi đến bảy tám khoa mà vẫn cứ là tú tài. Tuy nhiên dân chúng cũng có phân biệt. Đỗ hai lần tú tài, gọi là ông Mền. Đỗ ba lần gọi là ông Đụp. Đỗ cử nhân là vào loại trung khoa. Các ông cử nhân sẽ được nhà nước nhận cho vào các cơ quan, các bộ, các nha, tùy theo yêu cầu.

    Thi đỗ cử nhân, đỗ đầu thì gọi là đỗ Giải nguyên, có người còn gọi là Thủ khoa. Nhiều vị thủ khoa (như Phan Bội Châu) tiếng tăm rất lớn, vì ông được ghi tên một mình một bảng. Bảng một tên lừng lẫy chốn làng văn là như thế.

    Đỗ cử nhân (hương cống) mới là vào mức trung khoa. Nhà nước còn cho thi tiếp ở bậc cao hơn. Thi như vậy gọi là thi hội. Đỗ được thi hội, là đạt được cái mức đại khoa. Nhưng các vị đại khoa này còn phải qua một kỳ thi nữa, gọi là thi đình. Thi đình, đạt kết quả là đạt mức cao nhất trong làng khoa bảng.

    Gọi là thi đình, vì là được vào ngồi trong các đình, các nghè thuộc hoàng thành của nhà vua. Vào đây có chỗ ngồi, chỗ ngủ phân minh, không phải mang lều mang chõng như khi thi hương. Vào đây, bài làm do vua ra (tất nhiên các vị đại thần khoa bảng đã có ý kiến và thi hành theo chỉ dụ của vua). Ở bậc đại khoa này, kết quả có ba mức, gọi là ba giáp, theo thứ tự từ thấp đến cao là:

    + Đệ tam giáp: Những người đỗ đệ tam giáp đều là các ông nghè (gọi là nghè vì đi vào các nghè, đình làm bài). Danh hiệu chung gọi là tiến sĩ. Tuy nhiên cũng có sự phân biệt.

    Những vị thuộc vào loại khá, gọi hẳn là tiến sĩ.
    Những vị thuộc loại chung chung, gọi là đồng tiến sĩ.
    Có loại thấp hơn một bậc, được gọi là phó bảng (điểm số thấp hơn hai loại trên, không được ở trong bảng chính, mà ở một cái bảng thứ hai, bảng kế tiếp nên gọi là phó (có thể xem như phó tiến sĩ).​

    + Đệ nhị giáp: Một số ông vào thi tam giáp nhưng đạt số điểm cao hơn. Được xếp vào lọai đệ nhị giáp. Họ cũng là các ông nghè, các ông tiến sĩ, nhưng được gọi bằng một học vị cao hơn. Đó là các ông hoàng giáp.

    + Đệ nhất giáp: Đây là những người có số điểm cao nhất, vượt các ông hoàng giáp, tiến sĩ. Đệ nhất giáp chỉ lấy ba người:

    Thứ nhất: Trạng nguyên
    Thứ nhì: Bảng nhãn
    Thứ ba: Thám hoa.


    Chế độ thi cử là như vậy, song tất nhiên ở nhiều kỳ thi, người đỗ thường có điểm số khác nhau. Có lần các bài thi chỉ đủ điểm vào bậc tam giáp, mà không đủ vào nhị gíap hay nhất giáp. Vì vậy, nhiều kỳ thi đã không có trạng nguyên, thám hoa hay hoàng giáp. Có triều đại không lấy trạng nguyên như triều nhà Nguyễn. Tuy vậy người ta vẫn có cách để tôn vinh. Tất cả những người đỗ tam giáp đều là tiến sĩ, không một ai có điểm ngang với nhị giáp và nhất giáp. Nhưng trong số tam giáp vẫn có người thứ nhất, thứ nhì v.v… Vì vậy, người đỗ tiến sĩ có điểm cao nhất, đã được gọi là Đình nguyên tiến sĩ. Thí dụ cụ Phan Đình Phùng. Năm cụ thi tiến sĩ, không ai đủ điểm vào nhất giáp, nhị giáp. Nhưng ở bậc tam giáp tiến sĩ Phan Đình Phùng lại có điểm cao hơn. Do đó mà kỳ thi đình này không có Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa, Hoàng giáp, chỉ có một người đỗ Tam giáp có điểm cao hơn cả. Người ấy là Phan Đình Phùng, người ta vẫn tôn vinh ông là Đình nguyên tiến sĩ. Một số học vị khác cũng được gọi theo cách này. Lê Quí Đôn không đỗ Trạng, ông chỉ là Bảng nhãn thôi. Nhưng ông là nhất trong kỳ thi này, người ta gọi ông là Đình nguyên Bảng nhãn.

    Ngoài những khoa thi chính thức như trên, có những năm triều đình có thể mở những khoa được gọi là ân khoa, loại khoa Hoành từ để tìm những người học giỏi, uyên bác. Những khoa thi này đều do triều đình tổ chức. Các vị đỗ khoa này cũng được công nhận như các ông nghè.


    Bài học ở các nhà trường dưới thời phong kiến, như đã nói trên hoàn toàn là tài liệu của Tứ thư Ngũ kinh. Việc mở mang thêm trình độ là ở sự tự giác, ở bản thân người đi học muốn mở mang kiến thức. Họ sẽ đọc thêm các sách của các học giả khác ở Trung Quốc (thuộc nhiều thời đại) được gọi là Bách gia chư tử. Sau đó là các thơ văn sáng tác cũng của các tác giả Trung Quốc. Thơ chủ yếu là thơ Đường với hai thi gia lỗi lạc là Lý Bạch, Đỗ Phủ. Văn là của bốn bậc đại gia Hàn, Liễu, Âu, Tô. (Hàn Dũ, Liễu Tôn Nguyên, Âu Dương Tu, Tô Đông Pha). Các loại truyện thì có nhiều bộ tiểu thuyết danh tiếng như các bộ sách tài tử của các đời: Thủy Hử, Tam Quốc, Tứ tài tử v.v…

    Nền giáo dục ngày xưa không có khoa học tự nhiên. Chỉ có một vài ngành chuyên môn, nhưng là của các bộ phận phụ trách: như việc làn lịch, việc làm thiên văn, phải học hành công phu, song đây không phải là những trường đào tạo. Mãi về sau này, đời nhà Nguyễn, tính từ Minh Mệnh đến Tự Đức, mới cho người vào Gia Định học tiếng Pháp, mở trường gọi là trường Hành nhân, mượn cố đạo dạy tiếng Pháp, nhưng chỉ để đào tạo thông dịch. Từ cuối thế kỷ XIX, vua Tự Đức có ra lệnh cho các kỳ thi chế khoa, phải yêu cầu các bài văn sách đề cập đến những vấn đề thực điển (tức là các vấn đề thiết thực về canh nông, về kinh tế) và những vấn đề thời vũ (ta hiểu ngày nay là vấn đề thời sự). Có những lần nhà vua còn hỏi đến cả các vấn đề cụ thể như vấn đề vũ khí của người Pháp, người Âu châu nhưng tất nhiên là không bàn bạc được gì về văn minh vật chất của thời đại.

    Giáo dục của nước vẫn loay hoay với những lý thuyết của cổ nhân Trung Quốc.


    Từ phong trào Duy tân trở về sau, cùng với sự cải cách giáo dục của chính quyền thực dân, nền giáo dục của ta mới đổi khác.

    ...
     
    Chỉnh sửa cuối: 31/3/14
  13. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...


    *
    * *​


    Tuy nhiên, có một điều khá đặc biệt là đối với sự học, người dân Việt Nam ta qua các thời đại đã rất trọng thị. Một phần là có ảnh hưởng của giáo dục nho giáo, người thầy được đặt lên vị trí trí danh dự, còn trên cả người cha. Nhưng quả thực, dân ta đã thấy việc học hành, việc nâng cao kiến thức là vô cùng thiêng liêng, quan trọng. Người dân không được học, nên thấy cái học là tôn quí, thiêng liêng. Họ suy tôn người thầy và đã rất kính mộ (cả kính nể và yêu chuộng) người đi học.

    ThayDo-5.jpg
    Ông đồ miệt mài dạy học cho lớp trẻ, bồi dưỡng cho các nhân tài tương lai của đất nước


    Người thầy giáo rất được học sinh và nhân dân quí trọng. Các vị phụ nuôi thầy trong nhà, đãi ngộ một cách đặc biệt. Người dân trong làng kính trọng thầy, xem thầy như một từ điển bách khoa, một tấm gương mẫu mực. Thầy chỉ dạy theo chữ nghĩa giáo trình thôi, nhưng cả làng đều xem thầy như một vị tri thức thông tuệ. Thầy được hỏi han về tất cả mọi vấn đề: hướng dẫn cho việc lễ bái ở các đền chùa, nhà thờ họ, chỉ về những việc hôn nhân, việc làm nhà cửa, đi đứng v.v… Nhiều thầy được mời viết văn tế thần, được hỏi han xin giúp đỡ về việc tranh tụng. Các tri thức về lịch sử đất nước, nhất là về các vị thần thánh (trong nước, ngoài nước), những mẩu chuyện cổ kim đông tây, câu tục ngữ, câu đối đáp thường dùng v.v… đều phải hỏi đến thầy. Không phải là vấn đề gì thầy cũng biết, nhưng người ta chỉ biết hỏi thầy mà thôi. Nhiều thầy đã được nhà chủ giành cho những ân tình đặc biệt. “Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy” chính là như vậy. Hơn thế nữa, tờ giấy có viết chữ nho, dù là tờ giấy nháp, cũng được nhặt nhạnh cất đi, vì trong đó có chữ của đức Thánh.


    Học sinh đối với thầy giáo cũng rất trân trọng. Học sinh chịu sự giáo dục toàn diện của thầy, rất biết ơn thầy, vui lòng phục vụ thầy chu đáo. Sư hữu sự, đệ tử phục kỳ lai (nhà thầy có việc trò phải phục vụ không quản khó nhọc). Nhiều học sinh nghe lời chỉ dẫn của thầy để trở nên con người tốt. Họ cùng họp nhau, lập thành cái hội gọi là hội đồng môn, hàng năm đến thăm hỏi, giúp đỡ thầy các việc kể cả trong đời sống kinh tế. Họ rất lo lắng việc bảo vệ danh dự hội đồng môn của mình. Hội đồng môn thường có đến hàng trăm người, vì là hội của nhiều thế hệ. Trưởng hội đồng môn, thường là anh học sinh đã là trưởng tràng khi còn ở lớp. Quả tình, là nhiều người học trò được học với nhiều thầy giáo xuất sắc, việc dạy và việc học đã nâng cao vinh dự cho con người. Có những học sinh còn biết phân biệt những giá trị lớn lao, vĩ đại của người thầy. Phan Bội Châu được học với thầy Nguyễn Thức Tự, đã phát biểu ý kiến sâu sắc. Ông bảo vị thầy giáo của mình là một vị nhân sư. Nhân sư là thầy dạy làm người, dạy cho có nhân cách, dạy cho thành nhân, khác với ông thầy dạy chữ nghĩa, chỉ là một vị kinh sư. Có nhiều lớp học sinh khác đã sống rất xứng đáng với thầy, có khi cũng quyết trả thù cho thầy mà không sợ chết. Thầy giáo Vũ Hữu Lợi (Nam Định) đã bị người học trò là Vũ Văn Báo đầu hàng Pháp bắt giam thầy. Các học trò của ông Lợi đã kéo nhau về làng, bắt sống Vũ Văn Báo đem ra xử phạt. Hành động này (cuối thế kỷ XIX) được xem là một nghĩa cử, báo đáp ơn thầy.


    Tại các làng quê và các huyện tỉnh, tâm lý sùng thượng sự học tập và chữ nghĩa văn chương là rất sâu sắc, thậm chí còn thiêng liêng nữa. Hình như làng nào, huyện nào cũng có đền thờ Khổng phu tử. Nhà học giả này được xem là người thầy muôn đời (Vạn thế sư). Các đền thờ ông thường được gọi là văn thánh hay văn chỉ. Các làng có nhiều nhà khoa bảng đều được thờ tự qui chung vào một khu gọi là cồn tiên hiền. Những bậc đại khoa có ra làm quan mà chính thức nổi danh liêm chính đều có lăng mộ riêng. Làng nào cũng có hội tư văn, gồm những người có học thức (dù đỗ đạt hay không) để tham gia việc làng, phụ trách việc lệ bái, động viên con em học tập. Một số làng có những phong tục khá đặc biệt. Như làng Hoàng Lộc ở Thanh Hóa lập ra cái chợ trong đó có những dãy lều ngói, dãy lều tranh. Chỉ có những chị phụ nữ nào lấy chồng mà có công nuôi chồng ăn học, thì ra họp chợ được vào ngồi ở các lều ngói. Những người khác chỉ được ngồi lều tranh. Có lẽ sáng kiến này phát xuất từ ngày xưa, khi triều đình có lệ tôn vinh những người đi học mà thi đỗ. Có người thi đỗ là một điều mừng rỡ. Từ nhà nước cho đến làng xã, họ hàng đều phải mừng.


    Người thi đỗ được vua cho về vinh qui. Vinh qui là về quê làng với nhiều vinh dự. Về làng, trước hết về lễ thành hoàng rồi lệ cha ông tổ tiên mình. Việc lễ này gọi là bái tổ. Làng nước thì tham gia bằng cách tổ chức lễ rước.

    – Đỗ thi hương qua được ba trường (tú tài) thì có cả làng, cả tổng tổ chức rước.
    – Đỗ cử nhân (hoặc hương cống) thì cả phủ, huyện rước.
    – Đỗ tiến sĩ (ông nghè) thì cả tỉnh rước. Nhưng trước khi tỉnh rước, đã được nhà vua ban cho áo mũ, cho ăn yến, cho vào xem hoa ở vườn hoa nhà vua.​

    ThayDo-7.jpg
    Các tân khoa trong áo mão chỉnh tề do vua ban. Nhiều tân khoa đã lớn tuổi vì đi thi nhiều lần mới đậu (1897)

    ThayDo-10.jpg
    Các tân khoa được Tổng Ðốc Nam Định thay mặt nhà vua ban yến (1897)

    ThayDo-11.jpg
    Các tân khoa được rước đi dạo phố để cho mọi người xem (1897)

    Cuộc rước được tiến hành rầm rộ, qui mô. Ở tại kinh đô, các ông nghè được ban cho ngựa hoặc cho ngồi kiệu rước đi quanh phố xá (hoặc đi từ tỉnh huyện về nhà). Kiệu của các vị đại khoa như vậy có lọng đi kèm. Đỗ cao được đi bốn lọng, còn thường chỉ có hai lọng mà thôi. Lọng là lọng màu xanh hay màu đỏ. Câu thơ nói: “Quan trạng đi bốn lọng vàng” chỉ là cách nói khoa trương mà thôi.

    ThayDo-12.jpg
    Tân khoa vinh quy bái tổ được dân làng đón rước

    Đi theo kiệu của các ông nghè, còn có những cái võng. Trên võng là ông bố, bà mẹ và bà vợ của ông ta nữa. Mình đỗ đạt, cả nhà cũng được hưởng vinh dự là như vậy. Do đó mà các bà vợ Việt Nam ngày xưa rất chăm sóc, lo lắng nuôi chồng ăn học. Nguyễn Bính có bài thơ nói về cái ước mơ này của các bà, các cô:

    Tôi đỗ quan trạng, vinh qui qua làng
    Võng anh đi trước võng nàng
    Cả hai cái võng cùng sang một đò.


    *
    * *​


    Cùng với vinh dự này, còn có một phong tục đặc biệt nữa, là với các ông nghè mới đỗ, làng xã xã thường chọn trong làng hoặc một cái nhà đẹp (để mua lại), một khu vườn rộng để biếu ông nghè làm của riêng. Làng xã vui lòng có khoản kinh phí biếu này để khuyến khích sự học.


    Cũng có những ông nghè đỗ đạt rồi, mà không muốn làm phiền dân. Ông ta sẽ từ chối không nhận, hoặc chỉ nhận một căn nhà bình thường không thuộc loại phú gia, thế tộc. Cụ Nguyễn Sinh Sắc (thân sinh chủ tịch Hồ Chí Minh) là con người có đức tính này. Khi cụ đỗ phó bảng, người làng rước cụ đi xem các nhà xem cụ ưng cái nào thì chọn. Cụ ngồi trên võng, đi qua xóm nhỏ, cụ chỉ vào cái nhà tồi tàn trong ngõ và nói:

    Tôi xin chọn cái nhà này!


    Nhưng trong đời lại có nhiều người xấu thói. Có người học hành chưa đi đến đâu, nhưng cứ tự hào cho mình là giỏi, thế nào cũng đỗ tiến sĩ. Thế nào anh ta cũng sẽ được làng đem nhà đem ruộng đến biếu. Chưa đi thi mà anh ta đã dọa dẫm:

    Các anh coi chừng, nay mai tao đỗ ông nghè, tao sẽ lấy không cái nhà, mảnh ruộng ấy cho mà xem.​

    Vì có chuyện buồn cười này, mà tục ngữ Việt Nam mới có câu:

    Chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng.

    (Đe là răn đe, dọa nạt. Hàng tổng là chỉ vào dân chúng, các làng trong phạm vi một đơn vị lớn hơn. Một tổng là gồm nhiều thôn xã).


    ...
     
    Chỉnh sửa cuối: 22/4/14
    tamchec and tauvequehuong like this.
  14. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...



    CHẮT CHIU THÁNG THÁNG CHO CHỒNG ĐI THI


    Bây giờ thì người Việt Nam không còn cái tục vợ nuôi chồng đi học nữa, nhưng ngày xưa thì đây là một nét đẹp trong phong tục xã hội Việt Nam. Bây giờ việc chăm lo cho học sinh đi học các nhà trường a gần vẫn còn, nhưng hình như chủ yếu là ở bố mẹ. Con trai không lấy vợ sớm không có ai lo lắng đỡ đần. Hàng tháng hay hàng kỳ, bố mẹ phải dành dụm cho con tiền (cả con trai con gái) để trả học phí, trả tiền ký túc, trả các các khoản chi tiêu. Gặp phải cậu con trai hay cô con gái hư hỏng, sự lo lắng của bố mẹ trở thành tai nạn.

    Nhưng ngày xưa, cái tục “nuôi chồng ăn học” là một phong tục đẹp, chứng tỏ công lao của người vợ trong việc lo lắng cho chồng đi học đi thi là vô cùng to lớn. Truyện nôm có kể về nàng Cúc Hoa phải bán yếm để làm lộ phí cho chồng. Có cả những bà mẹ ghẻ phải đâm xay thóc gạo, đúng kỳ hạn gánh lên nhà thầy giáo cho con chồng ăn học (truyện nôm Tôn Mạnh Tôn Trọng).



    MỘT ĐỐNG ÔNG NGHÈ – MỘT BÈ TIẾN SĨ
    MỘT BỊ TRẠNG NGUYÊN – MỘT THUYỀN BẢNG NHÃN


    Đây là một câu thành ngữ của các làng Việt Nam có thành tích khoa cử cao. Dân ta ngày xưa rất tôn trọng sự học, rất tự hào là làng mình có nhiều người đỗ đạt, nhất là đỗ đại khoa. Câu thành ngữ họ đặt ra trên đây tuy có tính cách cường điệu: nói quá lời đi cho oai, nhưng cũng chứng tỏ người dân rất hâm mộ, rất hào hứng về kết quả học tập của con em làng mình.

    Cái thành tích một làng có nhiều người đỗ đạt ở mức đại khoa không hiếm lắm. Làng Mộ Trạch (Hải Dương) có đến trên 30 tiến sĩ. Cho nên bảo rằng làng có hàng đống, hàng bè người đại khoa là mong ước, nhưng cũng có phần hiện thực. Có một ít khoe khoang, có nhiều hãnh diện, nhưng ước mơ học hành đỗ đạt vẫn là chính đáng. Đó là nét đẹp trong phong tục cổ truyền Việt Nam.

    ...
     
    tamchec thích bài này.
  15. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...


    NGHĨ VỀ LỆ THI CỬ XƯA


    Qua các chi tiết về tổ chức và điều hành các khoa thi ngày xưa, ta thấy việc thi cử đã được tổ chức một cách hết sức chặt chẽ để lấy sự công bằng làm đầu.

    Bao nhiêu sự mưu đồ chạy chọt để được đậu, nhưng học lực kém, đều không được. Các vị ngự sử, các vị giám thị luôn luôn có mặt tại trường thi, tại Thí viện, từ lúc ra đầu bài đến lúc chấm thi đã khiến cho các sĩ tử cũng như quan trường không ai có thể có ý thiên tư hoặc cầu thiên tư được.

    Các vị Ngự sử sẽ không ngần ngại trình với triều đình những sự gian lận nếu có, và các bài thi chấm tới ba lượt đã khiến cho những bài kém không sao lọt khỏi từ Sơ khảo qua Phúc khảo đến Giám khảo.

    Ngoài ra, những bài xứng đáng cũng không sợ bị bỏ rớt, vì nếu các vị Sơ khảo quá nghiệt đã có các vị Phân khảo xét lại và vớt lên.

    Mỗi khi thi xong, các quyển thi đều phải gửi về triều đình để kiểm soát lại, nếu có điều gì ám muội, thế nào cũng bị phanh phui ra, và các người có liên quan không sao tránh được sự trừng phạt của phép vua luật nước.

    Các thí sinh phải tin ở tài mình và nếu chẳng may thi hỏng đó là do số phận, không bao giờ họ mảy may oán trách quan trường bất công. Họ chỉ tự an ủi bằng mấy chữ Học Tài Thi Phận và cố gắng đợi khoa sau.

    Đến các đề thi cũng không bao giờ bị lộ. Các quan trường không ai dám bán đề thi, và các sĩ tử cũng không bao giờ dám nghĩ đến việc mua đề thi.

    Truyện Học Tủ, ngày nay có, xưa cũng có, và có nhiều kẻ làm sẵn Bài Tủ bán cho thí sinh học thuộc lòng, nhưng đây chỉ là sự đoán trước, không phải gian lận.

    Kỷ luật xưa thật nghiêm minh, đem so với những vụ Lộ Đề Thi ngay nay, người ta không khỏi lắc đầu.

    Về việc học ta phải nhận rằng nay hơn xưa ở tổ chức chương trình và cả ở học chế nữa.

    Nguyên tắc chính giản của ta xưa, nghĩa là giản dị hóa mọi việc về hành chính, đã được áp dụng trong việc tổ chức giáo dục.

    Trường học được mở tự do ai có sức cứ mở. Các trường công chỉ dùng để bổ khuyết các trường tư.

    Chương trình học, như ta đã biết, thực ít ỏi, chỉ có Tứ thư, Ngũ kinh, Chế, Chiếu, Biểu, Thi, Phú và văn sách. Không có Toán học, trừ mấy khoa thi sau cùng, không có Khoa học và cũng không có ngoại ngữ, chữ Hán không kể.

    Nhưng xưa học là học đạo làm người, phương Đông bao giờ cũng nặng về luân lý đạo đức, ta đừng lấy chi làm lạ.

    Kể từ năm 1917, việc học đã được sửa đổi lại bởi người Pháp, và chương trình học lẽ tất nhiên gồm đủ môn hơn xưa...
     
    kingmax1111 thích bài này.
  16. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    ...


    VIỆC HỌC DƯỚI THỜI PHÁP THUỘC


    Nghị định ngày 21-12-1917 của Toàn quyền Đông Dương ấn định lãi việc học tại Việt Nam. Nhưng sự thực việc cải cách học chế người Pháp đã áp dụng một cách khéo léo từ từ.

    Đầu tiên việc học chia làm 3 bậc:

    Bậc Ấu học
    Bậc Tiểu học
    Bậc Trung học​

    BẬC ẤU HỌC

    Việc học tại các làng xã với các trường chính quyền lập nên. Tại các trường này dạy Hán tự thêm Quốc ngữ. Học hết bậc Ấu học các học sinh phải đi thi, và bằng cấp bậc này vẫn gọi là bằng Tuyển sinh như cũ. Chương trình có Hán văn và Quốc ngữ.


    BẬC TIỂU HỌC

    Các trường Tiểu học dạy các Tuyển sinh được mở tại các Phủ Huyện. Có các vị Giáo thụ và Huấn đạo trông nom. Chương trình vẫn dạy Hán văn và Quốc ngữ, nhưng học rộng hơn. Lại có thêm Nam Sử ngoài Tứ thư, Ngũ kinh. Các học trò có thể tình nguyện học thêm chữ Pháp.

    Trong thời này, tại bậc Tiểu học không có dạy câu đối, thơ, phú, văn, bát cổ.

    Học hết bậc Tiểu học. Học sinh cũng phải qua kỳ thi, và văn bằng vẫn gọi là bằng Khóa sinh như trước.


    BẬC TRUNG HỌC

    Các trường Trung học mở dạy các khóa sinh và do các vị Đốc học điều khiển. Vẫn dạy chữ Hán và chữ Quốc ngữ, thêm chữ Pháp bắt buộc.

    Học hết bậc này, các Khóa sinh thi kỳ thi Thí sinh.


    CÁC TRƯỜNG KHÁC

    Ngoài ba bậc học trên, tại Huế có mở trường Hậu Bổ để đào tạo các quan lại hành chính và học chính. Lại có trường Quốc Học để dạy chữ Pháp.

    Ở Hà Nội, lúc đó có trường Sĩ Hoạn tương đương với trường Hậu Bổ và trường Bảo Hộ tương đương với trường Quốc học.

    Ở các tỉnh, cùng với các trường dạy Hán học theo bậc Trung học nói trên, tại các Tỉnh lỵ lúc đầu, về sau tại các Phủ lỵ và Huyện lỵ, có các trường Tiểu học, Pháp Việt. Các học sinh các trường này học hết chương trình phải qua kỳ thi bằng Cơ Thủy. Tốt nghiệp bằng Cơ Thủy, học sinh được theo học trường Quốc học hoặc Bảo hộ.

    Hán học và Pháp Việt học cứ song song cùng đi như vậy cho đến khi nền học cũ tàn hẳn.

    Tại Nam kỳ, việc học được tổ chức lại trước hai xứ Bắc và Trung kỳ.


    CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC SAU KHI HÁN HỌC CÁO CHUNG


    Kể từ khi nền hán học tàn hẳn, các lớp học của các ông Đồ chỉ còn lai rai trong các thôn xã, các lớp học công không còn nữa, người Pháp lúc đó mới tổ chức chặt chẽ việc giáo dục Pháp Việt tại Việt Nam.

    Tuy thời gian ngắn ngủi, nước ta theo chế độ học tập của người Pháp ấn định chỉ khoảng nửa thế kỷ (từ đầu đến 1945), nhưng chế độ học tập, thi cử cũng đã khá quen thuộc với dân chúng, cũng thành nề nếp phong tục. Nhân dân ta rất tôn trọng sự học, nên cũng rất hào hứng cho con em đi học theo chế độ mới.

    Tử đầu thế kỷ XX, chúng ta có ba cấp học: Cấp Tiểu học, cấp Trung học và cấp Đại học (tổ chức muộn hơn).

    Việc học chia ra:

    – Bậc Tiểu học
    – Bậc Trung học
    – Bậc Đại học
    – Công nghệ học.​


    BẬC TIỂU HỌC

    Bậc Tiểu học chia ra làm ba cấp và mỗi cấp đều có kỳ thi tốt nghiệp với văn bằng riêng.

    Sơ học – Cấp cuối cùng của Tiều học, hạn học ba năm, qua ba lớp: lớp Năm, lớp Tư và lớp Ba.

    Chương trình dạy học bằng Quốc ngữ. Ngoài môn Việt văn, có học luân lý, cách trí, vệ sinh, toán pháp, sử ký, địa lý. Chương trình này dạy tại các trường xã, thôn hoặc liên xã và mấy lớp dưới ở các trường phủ, huyện và tỉnh. Ngoài phần chương trình trên, mỗi tuần lễ dạy thêm mấy giờ chữ Pháp và chữ Hán.

    Học hết lớp ba, học sinh phải thi bằng Sơ học Yếu lược tương đương với bằng Tuyển sinh thời trước.

    Kỳ thi Sơ học Yếu lược gồm hai phần: thi viết và vấn đáp.

    Thi viết có: một bài ám tả với câu hỏi, bài ám tả cũng lấy để cho điểm chữ viết. Bị năm lỗi thì bị loại.

    – Một bài toán đố dễ với bốn phép tính.
    – Một bài luận quốc văn.​

    Thi vấn đáp gồm những câu hỏi về quốc văn, và tất cả các môn học.

    Ngoài ra, nếu thí sinh đã học Hán tự hoặc Pháp tự có thể tình nguyện thi thêm hai môn này.


    Tiểu học – Trên cấp Sơ học là cấp Tiểu học. Hạn học cũng là ba năm qua các lớp: lớp nhì năm thứ nhất (nhì đệ nhất), lớp nhì năm thứ hai (nhì độ nhị) và lớp nhất.

    Chương trình học lại các môn ở cấp Sơ học, nhưng học bằng Pháp tự, có học thêm Quốc văn và Hán tự. Tại các Phủ, Huyện và Tỉnh lỵ đều có mở trường Tiểu học từ lớp Năm cho đến lớp Nhất.

    Học hết lớp nhất, học trò phải thi bằng Cơ Thủy gọi là bằng Sơ học Pháp Việt.

    Kỳ thi Sơ học Pháp Việt cũng gồm 2 phần thi viết và thi vấn đáp.

    Thi viết gồm bốn bài:

    – Ám tả với câu hỏi, chấm luôn cả chữ viết. Bài nầy có 5 lỗi trở lên thì bị loại.
    – Luận Pháp văn về tả cảnh, thuật tự, viết thư hay bình luận dễ dàng.
    – Tính đố: hai bài toán về bốn phép tính, về đo lường thông dụng, về hợp kim dễ hoặc về vốn lãi.
    – Vẽ, hoặc nữ công cho các nữ sinh. Bài thi vẽ, các thí sinh có thể chọn bài Hán tự thay.​

    Đủ điểm trung bình 10/20 thì được vào vấn đáp. Thí sinh sẽ được hỏi về hết các môn đã học, đều bằng tiếng Pháp.

    Đáng chú ý là ở chương trình Tiểu học này về Sử gồm cả Nam sử lẫn Pháp sử. Lúc đi thi giám khảo hỏi về cà hai môn này.

    Vào vấn đáp, thí sinh nếu được 10/20 điểm trung bình thì đậu. Điểm thừa ở kỳ thi viết có thể bù vào kỳ thi vấn đáp.

    Học xong 6 năm này, đỗ được bằng Cơ thủy, tiếng bình dân gọi là Rime (phiên âm tiếng Primaine là Tiểu học) đã là vinh dự lắm. Nhiều người chỉ đỗ Rime mà tiếng Pháp đã rất giỏi.

    Nhưng Rime, cũng chỉ tương đương với lớp bốn trường tiểu học ngày nay.

    Thế nghĩa là qua 6 năm ở bậc Tiểu học, đỗ được hai bằng Yếu lược và Cơ thủy. Ở làng quê là vào hạng nhiêu họctư văn rồi, được xếp vào loại miễn lao, miễn sai (không phải làm lao dịch, không phải nộp tranh tre, rào củi).


    Cao đẳng Tiểu học – Các học sinh đậu bằng Tiểu học được học thêm 4 năm nữa, cuối năm thứ tư có kỳ thi tốt nghiệp để lấy bằng Cao đẳng Tiểu học. Bằng này thường gọi là bằng Đíp lôm. (Thật ra Đíp lôm chỉ có nghĩa là một cái bằng chứng nhận). Nhưng học lực của học sinh đã khá: giỏi tiếng Pháp, các môn khoa học tự nhiên (Toán, Lý, Hóa, Sinh) và xã hội (Văn, Sử, Địa) đều đạt đến trình độ phổ thông. Học sinh cũng đã khá lớn tuổi. Tiếng Việt gọi bằng này là Thành chung.

    Bậc học này so với trường phổ thông bên Pháp thì tương đương với các lớp 6, 5, 4, 3. Học sinh Pháp thi, sẽ đỗ Brevet élementaire tương đương với Đíp lôm ở Việt Nam. So với ngày nay thì ngang với lớp bẩy (và một phần lớp tám).

    Chương trình bậc Cao đẳng Tiểu học dạy bằng Pháp văn gồm các môn:

    Ngữ học Pháp.
    Lịch sử Pháp và Việt nam.
    Toán: số học, đại số và hình học, cả hình học phẳng lẫn không gian.
    Vật lý, hóa học, vạn vật, luân lý.
    Có học thêm cả Hán tự và Quốc văn. Ngoài ra lại có môn vẽ.
    Các nữ sinh không học vẽ thì học nữ công.​

    TruongTay-2.jpg
    Giờ học Địa lí

    TruongTay-3.jpg
    Giờ học Lịch sử: Học sinh được tham quan các di tích lịch sử

    TruongTay-4.jpg
    Giờ Hóa học: Thực hành các thí nghiệm ngay tại lớp

    TruongTay-5.jpg
    Giờ Hình học: Những gương mặt chăm chú lắng nghe

    TruongTay-6.jpg
    Giờ Sinh học: Trực quan sinh động

    Các trường Cao đẳng Tiểu học được mở tại các thủ phủ các xứ và tại một vài tỉnh lớn. Ở những nơi như Hà Nội, Huế, Sài Gòn có rất nhiều trường tư được mở để dạy chương trình bậc này.

    Về kỳ thi Thành Chung, các thí sinh cũng phải thi hai phần: thi viết và thi vấn đáp.

    Thi viết gồm các bài:

    – Ám tả với câu hỏi, chấm luôn cả chữ viết.
    – Luận: Pháp văn nghị luận luân lý hoặc văn chương. Hai đề thí sinh chọn một đề, mấy năm về sau, từ năm 1935, bỏ lệ ra hai đề thi mà chỉ còn một đề.
    – Toán: Hai bài tính.
    – Lý hóa: Một câu hỏi giáo khoa và một bài tính.
    – Vạn vật
    – Vẽ hoặc Hán tư, - Nữ sinh thi thủ công.
    – Luận Việt văn.​

    Tuy thi tất cả 7 bài, nhưng các bài ám tả và luận Pháp văn được chấm trước. Chỉ những thí sinh nào được điểm trung bình 6/20 về hai bài này, các bài khác mới được chấm tới.

    Khi tất cả các bài đã được chấm, thí sinh được đủ điểm trung bình 10/20 thì được vào thi vấn đáp.

    Năm nào thí sinh đậu bài viết ít quá. Hội Đồng Giám Khảo sẽ tùy tiện vớt thêm một số.

    Trong kỳ thi vấn đáp, thí sinh bị hỏi về tất cả các môn đã học.

    Thí sinh nào đủ điểm trung bình 10/20 thì được đậu. Điểm thi viết thừa có thể phụ vào điểm vấn đáp.

    Nếu hai bằng Sơ học Yếu lược và Cơ Thủy, không phân biệt thứ hạng các thí sinh thi đậu, thì bằng Thành chung các thí sinh có thể đậu:

    Thứ: Khi đủ điểm trung bình 10/20.
    Bình thứ, khi được 12/20
    Bình, khi được 14/20
    Ưu khi được 16/20
    Tối ưu với lời khen của Hội Đồng Giám kháo khi được 18/20.​


    BẬC TRUNG HỌC

    Trên cấp Cao đẳng Tiểu học là bậc Trung học, hạn học là ba năm. (Nhưng nhiều học sinh Việt Nam chỉ học có hai năm). Chương trình phỏng theo ba lớp sau cùng của chương trình Trung học Pháp, tương tự như chương trình Tú tài ngày nay, và khi đậu được gọi là Tú tài bản xứ (Brevet de Capacité equivalent au Baccalaunéat Métropolitain).

    Bằng Tú tài Bản xứ có hai phần, phần I và phần II.

    Bậc học này, do với ngày nay là học hết cấp ba (từ lớp 9 đến lớp 12), và cũng gọi là đỗ Tú tài.

    Chương trình dạy bằng chữ Pháp, nhưng có dạy Việt ngữ và kể đó là một sinh ngữ.

    Thi cũng có thi vấn đáp và thi viết ở cả hai phần.

    Lúc đậu cũng phân hãng từ Thứ đến Tối ưu.

    Trong khi thi Viết, bài Pháp văn, Nghị luận luân lý hay văn chương phải được ít nhất 6/20 mới được chấm các bài khác và cũng phải đủ điểm trung bình mới được đậu.

    Các trường Trung học trước đây chỉ có mở tại Hà Nội, Huế và Sài Gòn.

    Trước năm 1945, người nào đỗ được Tú tài Tây hay Tú tài Bản xứ, cũng được trọng vọng ngang với các vị Tú tài thời nho học (với Brevet Supérieur bên Pháp).


    BẬC ĐẠI HỌC

    Các học sinh đỗ Tú tài hai phần được vào Đại học, được gọi là sinh viên. Dinh viên chọn các khoa mà mình sở trường để theo học.

    Đại học mở tại Việt Nam từ năm 1919 lúc đầu là những trường Cao Đẳng để đào tạo các nhân viên chuyên môn cho Chính phủ. Trường Đại học Đông Dương mở chậm nhưng dần dần cũng có đủ môn: trường Luật khoa, trường Y khoa và Dược khoa v.v… Mãi đến năm 1938, mới mở thêm các trường Nông Lâm và Công chính. Sau đó mới có trường Khoa học.


    CÁC TRƯỜNG CÔNG NGHỆ

    Cùng với việc học chữ, người Pháp có mở các trường Công Nghệ thực hành tại các thủ phủ, hoặc một vài tỉnh lớn gọi là trường Bách Nghệ với mục đích đào tạo một số thợ chuyên môn.

    Ở Tuyên Quang và Biên Hòa có mở trường Canh Nông Thực hành.


    NỀN HỌC PHÁP

    Song song với nền học bản xứ, người Pháp có mở trường riêng cho trẻ Pháp học, nhưng một số trẻ Việt cũng xin được vào học các trường này.

    TruongTay-1.jpg
    Trong các "trường Tây", học sinh được mặc đồng phục trông thật "oách"

    Có từ bậc Tiểu học đến hết bậc Trung học với các bằng tốt nghiệp Tiểu học, Trung học và Tú tài.

    Bằng Tú tài này gọi là bằng Tú tài Pháp để phân biệt với Tú tài bản xứ nói trên.

    TruongTay-7.jpg
    Giờ học bơi cho các nam sinh

    TruongTay-8.jpg
    Giờ học thể dục nhịp điệu của học sinh nữ

    Nên chú ý là kể từ khi việc học được người Pháp cải tổ lại, các nữ sinh cũng được dự các kỳ thi, không như thời trước, các kỳ thi chỉ dành riêng cho nam sinh.

    Về sau, việc học được cải tổ nhiều lần, chia làm 4 bậc:

    Tiểu học
    Trung học
    Đại học
    Cao học​


    BẬC TIỂU HỌC

    Bậc Tiểu học có bằng Tiểu học.

    Học trò trường công có đủ điểm trung bình ở hai lớp nhì và lớp nhất thì được miễn thi Tiểu học. Kỳ thi chỉ mở cho các học sinh trường công không đủ điểm trung bình ở hai lớp nhì và nhất và các học sinh trường tư.

    Chương trình học bằng tiếng Việt gần giống như chương trình Tiểu học xưa, kỳ thi chỉ có thi viết.


    BẬC TRUNG HỌC

    Bậc Trung học chia làm:

    – Trung học đệ nhất cấp học 4 năm. Đệ thất, đệ lục, đệ ngũ và đệ tứ. Có hai ban: ban Phổ thông và ban Kỹ thuật.

    Bằng cấp của cấp này gọi là bằng Trung học Đệ nhất cấp.

    – Trung học Đệ nhị cấp học 3 năm:

    Đệ tam, đệ nhị, và đệ nhất cũng có hai ban: ban Chuyên khoa và ban Kỹ thuật.

    Học hết lớp đệ nhị, thí sinh thi bằng Tú tài phần I.

    Đậu Tú tài phần I mới được lên học lớp đệ nhất và cuối năm đệ nhất thi Tú tài II.

    Tại các kỳ thi Trung học Đệ nhất cấp và Tú tài I chỉ có thi viết; thi Tú tài II, có thi vấn đáp về sinh ngữ.

    Học xong năm thứ nhất thì thi Tú tài phần thứ nhất, thường gọi là bán phần Tú tài. Tiếng bình dân gọi là Bắc oong. (Tú tài I. Chữ Tú tài là dịch chữ Pháp: Bachelier, hoặc Baccalaunéat).

    Đỗ bán phần (Bắc oong) rồi thì học tiếp theo chuyên khoa để thi Tú tài phần thứ hai. Lên đến đây học sinh được chọn theo sở trường của mình mà vào khoa Triết hay khoa Toán.

    Thi đỗ được chính thức là Tú tài Triết học (Bắc philô, tú tài văn) hoặc Tú tài Toán (Bắc Mát)


    BẬC ĐẠI HỌC

    Các học sinh đậu Tú tài II được vào học các trường Đại học để thi lấy bằng Cử nhân hoặc bằng Kỹ sư.


    BẬC CAO HỌC

    Trên bậc Đại học là bậc Cao học dành cho các sinh viên đã đậu bằng Cử nhân.

    Tốt nghiệp bậc Cao học là bằng Tiến sĩ, Thạc sĩ v.v… và phải sang Pháp học mới thi được.


    CÔNG NGHỆ HỌC

    Cũng có các trường dạy nghề song song với các trường dạy chữ.


    KẾT LUẬN

    Việc học ngày nay, trong chúng ta ai cũng đã hiểu nhiều, vả chăng chúng ta còn đang ở trong thời kỳ dò dẫm để cải tổ, đợi khi nào hoàn toàn, sẽ nhắc lại kỹ lưỡng hơn.

    Qua những trang trên, chúng ta nhận thấy rằng việc học của nước ta đã tiến rất nhiều từ đời nhà Ngô nhà Đinh, và với mỗi triều đại mới, sự học lại được sửa đổi để đi đến chỗ được gọi là hoàn hảo.


    Tuy nhiên, ta phải nói rằng cái học thời xưa của ta là cái Học Khoa Cử, trọng từ chương hơn thực tế. Nền học khoa cử này đã khiến cho chúng ta chậm tiến, chuộng hư danh, ưa cái vỏ hơn cái chất.

    Tới thời Pháp thuộc, chúng ta lại qua một giai đoạn Nhồi Sọ. Người Pháp muốn đào tạo những nhân viên để phục vụ họ hơn là mở mang nền giáo dục của một Quốc gia. Họ đã kìm hãm sự học rất nhiều.

    Rồi đến cái học ngày nay của chúng ta! Có chắc chúng ta đã tránh được hai lỗi của thời xưa là học khoa cử và học nhồi sọ chăng? Hơn lúc nào hết, chúng ta cần canh tân và thực thi một nền giáo dục dân chủ và hiện đại tiến kịp với nền văn minh nhân loại.
     
  17. angoc1234

    angoc1234 Lớp 2

    tổng hợp lại đi bạn ơi.
     
    Last edited by a moderator: 4/4/20
    tducchau thích bài này.
  18. tducchau

    tducchau "Nhặt lá..." Thành viên BQT

    Cám ơn angoc1234 đã quan tâm!
    'Sự' nầy là 'trường thiên' mà bạn! :)!
    Có lẽ, sau khi bổ túc thêm 'chút ít' nữa, mình sẽ thực hiện tổ hợp lại theo từng Chương Mục...

    Chúc Vui!
    tducchau,
     
    angoc1234 thích bài này.
  19. totoro

    totoro Mầm non

    xin lỗi em hơi đào mộ tí, nhưng "lấy vợ đàn bà" ý là thế nào ạ ? Em nghĩ chưa ra nổi.
     
    Last edited by a moderator: 4/4/20
    tducchau thích bài này.
  20. ama huy

    ama huy Mầm non

    "Lấy vợ đàn bà" tức là chọn cô gái có đầy đủ tính tình của đàn bà theo suy nghĩ truyền thống. Đàn bà ở đây là nết na, dung mạo, lời nói và đạo đức phải chuẩn. Vì có nhiều người là nữ nhưng tánh tính không có chất "đàn bà"
     
    tducchau thích bài này.
Moderators: Cát Cát

Chia sẻ trang này