LS-Việt Nam Vua Gia Long

Thảo luận trong 'Tủ sách Lịch sử - Địa lý' bắt đầu bởi machine, 2/6/22.

Moderators: Bọ Cạp
  1. machine

    machine Lớp 12

    cover.jpg
    Tác giả: Marcel Gaultier
    Dịch giả: Đỗ Hữu Thạnh
    Thể loại: Biên khảo
    Số trang: 212
    Kích thước: 16x24cm
    Phát hành: Omega+
    Năm xuất bản: 03/2020
    Thêm một nguồn tư liệu về vua Gia Long để các bạn tham khảo.
    Cuốn sách là công trình biên khảo bằng tiếng Pháp của Marcel Gaultier được xuất bản lần đầu tại Sài Gòn vào năm 1933.
    Đây là công trình viết về Gia Long - Nguyễn Ánh, vị vua đầu tiên cũng là người mở ra vương triều Nguyễn, triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam, cũng đồng thời là một nhân vật tạo nên nhiều tranh luận, đánh giá.
    Trong tác phẩm nghiên cứu đầu tay Gia-Long, Marcel Gaultier mong muốn trình bày toàn cảnh lịch sử Việt Nam từ thời lập quốc mãi cho đến năm 1802 - thời điểm Việt Nam được thống nhất sau bao nhiêu năm chia rẽ, chiến tranh, sau đó là giai đoạn xây dựng và hàn gắn đất nước trong truyền thống Á châu, khép lại với những quan hệ phương Tây vốn đã hình thành từ nhiều năm trước đó.
    Tác phẩm cho chúng ta những thông tin về những sự kiện lịch sử trong nước và nhất là ngoài nước vào những thế kỷ XVII, XVIII hoặc XIX. Độc giả trong nước hiểu được cái nhìn từ bên ngoài về tình hình Việt Nam, những nỗ lực tiếp cận và những nhận định không hẳn chính xác nhưng đã góp phần làm nền tảng tư tưởng cho những cuộc can thiệp về sau của phương Tây trên nhiều nước châu Á, trong đó có Việt Nam.
     

    Các file đính kèm:

    Chỉnh sửa cuối: 2/6/22
  2. Thiên Hư

    Thiên Hư Mầm non

    Sách quý. Cảm ơn bác
     
  3. soloshevcento

    soloshevcento Lớp 7

    Đây là bình luận của mình trên Goodreads:
    Một quyển sách được tâng bốc quá mức của người tự xưng là hoàng tộc. Quyển sách không nói lên cái gọi là tài năng quân sự kiệt xuất của Nguyễn Ánh - Gia Long, ngược lại, nó còn cho độc giả lờ mờ thấy được danh xưng "chân mệnh thiên tử" theo nghĩa bóng của Nguyễn Ánh đúng là danh bất hư truyền.
    [Nguyễn Ánh thực sự bất lực cho đến khi một nhóm nhỏ "đầy tài năng" và giàu óc phiêu lưu do giám mục Bá Đa Lộc thành lập đến giúp ông chuẩn hóa đội ngũ theo lối Tây. Thời vận đến khi nhà Tây Sơn suy yếu. Gia Long lên ngôi, đề phòng người Pháp và chính sách ngoại giao khép kín.]
    Tác giả quá tham vọng kể lể lịch sử Việt Nam đến 1/4 quyển sách và đề cập quá ít đến nhân vật chính.
    Đây đúng là quyển sách đọc cho vui nhằm tìm kiếm thêm một vài thông tin.

    Đọc cho vui, cho biết để thấy người Pháp coi thường Gia Long đến mức nào. Mình thì có thành kiến với ông ấy nhưng mà quyển này không được nhiều người đọc và nhận xét nêu ra không tích cực mấy.
     
  4. machine

    machine Lớp 12

    Công nhận phần này dông dài mà chắc vì tôn trọng nguyên tác nên vẫn phải dịch ra.

    Trong quyển sách này, chân dung vua Gia Long hiện ra hơi mờ nhạt, không đọng lại gì. Mình chỉ nhớ được mấy đoạn cuối sách ông ứng xử với những tùy tùng ngoại quốc khi đã chiến thắng. Dù sao, đọc xong quyển này bắt đầu hiểu được tại sao đến đời vua Minh Mạng lại thực hiện chính sách bế quan tỏa cảng và cấm đạo.
    Lượng thông tin/kiến thức mà quyển sách này mang lại không nhiều. Coi như là có thêm một tài liệu tham khảo, đãi cát tìm vàng.
    Cảm ơn bạn đã comment rất chi tiết.
     
    mrcake and soloshevcento like this.
  5. amylee

    amylee Super Moderator Thành viên BQT

    Bế quan tỏa cảng là một chính sách cực tồi tệ, vì nó mà dẫn đến chế độ nước ta bị Pháp đô hộ. Lúc đó mở cửa giao thương với tất cả các nước và các nước đế quốc đã muốn đô hộ Việt Nam nhưng vẫn còn e dè các nước khác.
    Vì sợ nên đã đưa ra chính sách bế quan tỏa cảng, dẫn đến nhân dân lầm than, người chết rầm rầm vì đói do không còn giao thương, và người Pháp lấy cớ đó mà đô hộ nước ta. Sợ cũng đâu tránh khỏi và đưa ra một chính sách tồi tệ nhất.
    Mình hận cái chính sách bế quan tỏa cảng này nhất. :D
     
    mrcake, nhan van and machine like this.
  6. nhan van

    nhan van Lớp 7

    "chính sách bế quan tỏa cảng, dẫn đến nhân dân lầm than, người chết rầm rầm vì đói do không còn giao thương" cái này hơi quá :D bế quan tỏa cảng thời xưa chứ phải cấm vận hiện giờ đâu bạn.
    Về phần chết đói trong lịch sử, mình nghĩ rằng là kết quả của nạn nhân mãn hơn. Nếu để ý phần đất hay bị nạn đói nhiều nhất là đồng bằng bắc bộ - nơi tập trung dân đông nhất, cũng là nơi dễ nổi loạn nhất đời Nguyễn. Tất nhiên cái này là nguyên nhân cho cái kia, ngay từ thời Chúa Trịnh đã có đầy cuộc nổi loạn ở đây. Chính Cao Bá Quát khi khởi nghĩa cũng bị gọi là "giặc cào cào"-vì nghe nói cuộc khởi nghĩa xảy ra vào năm có nạn cào cào cắn lúa, khiến dân đói khắp nơi.
    Đối ngược với phần đất này, xứ "Đồng Nai"-cũng nằm trong một Đại Nam đang thi hành lệnh bế quan tỏa cảng, cũng có thiên tai, dịch bệnh, nạn cào cào cắn lúa,...nhưng chưa hề nghe có nạn đói nào dân chết rầm rầm cả. :) Cùng một đất nước, một chính sách sao biểu hiện khác nhau thế!
    Xem 2 phần đất này còn cho thấy một nguyên nhân khác của nạn đói: giao thông vận tải kém. Nhớ không lầm trong Đại Nam thực lục đã có chép về việc xứ Đồng Nai vận chuyển lúa ra bắc thì phải, như vậy ngay từ thời đấy, vua quan đã thấy chỗ trũng ở miền bắc và cũng đã tìm cách cứu trợ, nhưng việc giao thông quá khó khăn (tàu bè chỉ đi được vài tháng đông xuân ít bão) nên không hiệu qủa.

    Nói thêm về cái "bế môn tỏa cảng" :) dường như nó dùng để ngăn chặn người Âu nhiều hơn là hạn chế kinh tế, vì ngay thời bấy giờ vẫn có buôn bán giữa Đại Nam và các quốc gia xung quanh, dễ thấy nhất là các tàu buôn Trung Hoa vẫn tiếp tục ghé thăm, ngay chính người Việt mình năm 1840 (mấy)-mình không nhớ rõ sách nào chép :) -có đi sang Manila mua thuốc súng và các loại hỏa khí. Tàu từ các xứ Java bấy giờ rõ ràng cũng ghé Đại Nam.

    Bảo rằng bế môn tỏa cảng làm cho thực dân Pháp đô hộ cũng hơi quá :D dù nó có thể là nguyên nhân hàng đầu, nhưng bấy giờ Anh & Pháp đang tranh nhau tìm thuộc địa tiếp cận Trung Quốc, Anh đã nuốt xong Ấn, Miến và lăm le Tây Tạng-gần như bao trọn góc tây nam Trung Quốc rồi, Pháp không muốn mất phiền thì thể nào cũng phải chiếm Đông Dương thôi, không có bế môn tỏa cảng, hay tử hình các linh mục thì họ vẫn cứ viện ra cớ để xâm lược.
    Vị trí Việt Nam không giống như Nhật, Nhật khá tách liền khỏi châu Á lục địa, nên Mỹ chỉ cần mở cửa cho phép tàu cập cảng là được. Còn Việt Nam, Pháp phải chiếm cho được Việt Nam (và tốt nhất là cả Lào và Cam) mới có làm đối trọng với Ấn, Miến của Anh được.
    Góp ý vui thôi, mong bạn đừng buồn :D
     
Moderators: Bọ Cạp

Chia sẻ trang này