ĐL-Thế Giới World Atlas - Tập bản đồ thế giới

Thảo luận trong 'Tủ sách Lịch sử - Địa lý' bắt đầu bởi conguyen, 1/10/13.

Moderators: Bọ Cạp
  1. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Sách nó viết khái quát như vậy chẳng có gì là sai cả. Còn muốn chi tiết hơn thì đã có mấy cuốn chuyên hẳn về địa lý từng quốc gia, hay các bộ bách khoa địa lý thế giới.
    Khi một quốc gia có nhiều dân tộc, sử dụng nhiều ngôn ngữ thì nó phải viết vậy. Tôi đã nói ở trên, bạn thân Chinese chỉ là nói nhóm chung của ngôn ngữ TQ, bản thân nó còn phương ngữ, Quan Thoại, Quảng Đông khác nhau nữa, rồi còn cả chữ Nho của nền văn hóa cổ người Việt...
     
  2. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Khoan hả phản bát mình.

    Xin nhớ cho rằng mình chỉ viết:

    Mình viết là ở một số tỉnh miền nam thôi nhé!!!!!

    Bạn nghĩ người Việt chúng ta vui sướng lắm khi phải học để nói «tiếng hoa» hả??

    Về cơ bản còn chẳng có cái «tiếng hoa»,, chỉ có «tiếng quan thoại» hoặc «tiếng quảng».

    Bạn nói mình bài hoa hả? Làm ơn đi Tời! Mình là người Hoa nè Tời!!!!!


    Mình chỉ thấy người Hoa rất nhuyễn tiếng Việt thôi chứ chưa thấy người Việt nhuyễn tiếng Hoa.


    Singapore toàn dân Tàu thôi nên bạn cũng nên thôi nhắc đến em ấy đi, tới bộ phim có nhân vật chính là «khai tâm» mà mình coi lúc nhỏ, info là phim singapore nhưng lại nói tiếng Tàu. Định gạt con nít hả? Trong một quốc gia có tới hơn phân nửa người Tàu thì việc nó nói tiếng Tàu thì có gì đáng bàn?

    Trong khi Việt Nam là quốc gia cuối cùng còn tồn tại của người Việt thì việc phổ biến việc nói tiếng Hoa mới đáng để bàn chứ hả?

    Cái này mình thua luôn, người lập ra singapore nói tiếng Anh, đến Lý Quang Diệu còn có tiếng Anh là tiếng mẹ đẻ thì việc nói rằng tiếng Anh phổ biến ở singapore cũng là chuyện đáng để bàn luôn đó hả???? Dòm hình bên dưới dùm mình cái:
    [​IMG]
    p/s: Mình tốn 30 phút để swype cái comment này để mong bạn đọc kỹ kỹ một chút đó.

    «GT3»
     
  3. dongtrang

    dongtrang Lớp 5

    Tùy mỗi người hiểu thôi. Viết như trên thì tôi hiểu là ngôn ngữ chính thức của Việt Nam là tiếng Việt tiếng Tàu, nếu như thế thì tôi không đồng ý. Còn hiểu theo bạn thì Việt Nam ngoài tiếng Việt còn có tiếng Tàu rất thông dụng. Hiểu sao cũng được miễn là đừng hiểu tiếng Tàu là ngôn ngữ chính thức của Việt Nam là được.
     
    tran ngoc anh thích bài này.
  4. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Tôi nói lại, cuốn Atlas này chỉ nói các ngôn ngữ được dùng nhiều ở quốc gia, không hề xếp hạng, cũng không hề nói tiếng Hoa là ngôn ngữ chính ở VN.
    Bản thân Singapore tôi đã nói tiếng Anh được dùng phổ biến, chứ không phải của dân tộc (người gốc Hoa).
    Atlas nó nói chung toàn Việt Nam nhé.
     
    tran ngoc anh thích bài này.
  5. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Vậy cái gọi là OTHER như trong hình cũng là ngôn ngữ chính của Việt Nam à?
    Bạn hiểu thật là hay...
     
    123phat thích bài này.
  6. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Cái này mình đồng ý với bạn. Câu này người Việt chúng ta có thể Việt hóa thành: «tương tự với Việt Nam mình dùng chữ nho. Nhưng đó là từ hán việt của tiếng Việt chứ không phải tiếng Tàu (tiếng Hán Việt).

    Để cho bạn nào còn cãi về vụ «tiếng hán việt» thì vào đây mà tặng cho mình vài cục gạch xây bồn kiểng nhé.
     
    Chỉnh sửa cuối: 28/11/21
  7. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Rảnh nên mới xem lại cuốn Atlas này, cũng mời bạn xem lại cho cẩn thận luôn.
    Ngôn ngữ chính thức nó sẽ có dấu * kèm theo. Vì vậy Chinese chẳng có ý nghĩa là ngôn ngữ chính thức, nó được liệt kê vì có số người dùng nhiều. Và lưu ý không phải ngôn ngữ chính được đứng đầu tiên, vẫn có các quốc gia ngôn ngữ chính (có dấu *) nó đứng sau bét (như Zambia chẳng hạn).
    Khỏi ý kiến nữa nhé.
     
    dongtrang and tran ngoc anh like this.
  8. Heoconmtv

    Heoconmtv Moderator Thành viên BQT

    Điều 5, khoản 3 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: "Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình".
     
  9. Heoconmtv

    Heoconmtv Moderator Thành viên BQT

    Sao không thấy quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nhỉ? Vẫn là biển Nam Trung Hoa à?
     
  10. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    South China Sea là tên quốc tế.
     
    123phat thích bài này.
  11. dongtrang

    dongtrang Lớp 5

    Thì nói rõ là dấu hoa thị chỉ ngôn ngữ chính thức của một nước thì làm gì có ý kiến ý cò gì nữa. Và cái dấu này là người đọc phải tự hiểu chứ sách này cũng chẳng chú thích gì cả nên nếu không đọc từ đầu thì cũng chẳng biết dấu hoa thị nó nói cái gì.
     
  12. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Trang 152, hướng dẫn sử dụng ký hiệu.
     
  13. dongtrang

    dongtrang Lớp 5

    Vậy thì ý kiến của bạn với tôi cũng giống nhau thôi. Tiếng Tàu không phải là tiếng chính thức ở Việt nam. Tiếng Tàu chỉ là một trong nhiều ngôn ngữ được dùng sử dụng rộng rãi ở Việt nam. Mà ngày nay thì tiếng Tàu phải nhường chỗ cho tiếng Anh xưa thì tiếng Pháp. Cái quan trọng là khi người ngoại quốc nói về tiếng Việt chung chung thì rất dễ bị lầm tưởng như tôi đã nêu ở trên là ít người Việt biết tiếng Tàu như ta tưởng. Người Tàu nói tiếng Tàu là chuyện đương nhiên rồi.
     
  14. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Chỗ này nói chưa rõ. Những người tôi quen đều nói tiếng Khme khi không có người Việt (đương nhiên rồi), đồng thời nói, đọc, viết tiếng Việt thạo như người Việt bình thường. Nhưng lại không đọc, viết được chữ Khme. :D Quên không nói, chuyện quen biết này không xảy ra ở miền Tây.

    Có một câu hỏi cho mấy bạn ở miền Tây: tỉnh Sóc Trăng và Trà Vinh có đông người Khme nhất đúng không?
     
  15. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Nói được, nhưng không đọc viết được giờ cũng bình thường, nhất là mấy dân tộc ít người càng bị nặng hơn nữa. Thế nên nhà nước ta mới có chính sách làm sao để lưu giữ và bảo tồn các ngôn ngữ dân tộc ít người, không để mai một. Dân họ riết kéo xuống đồng bằng, nói tiếng Việt của người Kinh riết bỏ luôn tiếng dân tộc họ.
    Người Khmer riết cũng chẳng thèm biết đọc và viết tiếng Khmer, nói chuyện đủ rồi, quan trọng tiếng Việt hơn vì giao tiếp, giao lưu, buôn bán với người Kinh nhiều hơn.
     
    Chỉnh sửa cuối: 14/6/17
  16. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Người Khme (ở VN) không thuộc dân tộc ít người và họ có mối liên hệ rất mật thiết với người Khme bên Cam nên khó có vụ họ quên tiếng dân tộc họ. Họ không đọc, viết được chắc do chữ Khme khó học và khó viết, trong khi chữ Quốc ngữ quá dễ học. Chuyện họ nói thạo tiếng Việt thì là đương nhiên vì sự giao lưu, chưa kể chuyện phải dùng hệ thống giáo dục của Việt Nam. Một số dân tộc thì hiếm khi dùng trang phục dân tộc vì họ không đủ tiền mua, tự làm thì khó khăn.
     
  17. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Mình không có nói ý này nhé, chỉ nói là dân tộc ít người thì bị nặng hơn...:D
    Ở VN dân Khmer 1.3 triệu, hơn cả người Hoa có 800.000 người đấy.
    Cho dù tính luôn giao thương với Campuchia thì dân số bên đó cũng ít rồi lượng hàng hóa cũng vậy so với giao thương với Trung Quốc.
     
    Chỉnh sửa cuối: 14/6/17
    123phat thích bài này.
  18. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Việc giữ bản sắc văn hóa của một dân tộc hay một cộng đồng không phụ thuộc vào tỷ lệ dân số của dân tộc hay cộng đồng đó trong một quốc gia mà phụ thuộc vào mức độ tập trung (thường những người có chung bản sắc văn hóa sẽ có xu hướng sống gần nhau), số lượng dân của dân tộc, cộng đồng đó. Số lượng tối thiểu là bao nhiêu thì đủ, cái này chắc cần một nghiên cứu nghiêm túc, nhưng tôi nghĩ nó vào khoảng chục ngàn, không cần đến trăm ngàn hay hàng triệu.

    Trên thực tế, tôi đã gặp những cộng đồng (cấp xã) người Bắc vào Nam lập nghiệp vẫn giữ nguyên bản sắc, giọng nói của mình - thậm chí trẻ em sinh ra ở đó cũng nói giọng Bắc luôn dù chưa bao giờ ra Bắc, sau vài chục năm vẫn thế. Bởi vì họ không có hoặc rất ít giao tiếp với người Nam. Trong địa phương của họ thì từ chính quyền, đến dân, từ chợ búa đến trường học, bệnh xá đều hầu hết là người Bắc quản lý. :D
     
  19. dongtrang

    dongtrang Lớp 5

    Tôi nói không tin con số thống kê chẳng liên quan gì tới ngôn ngữ cả. Đơn giản là vì trước năm 1975 thì người Hoa ở Việt Nam rất đông, không tính miền Bắc đã có hơn 1 triệu người rồi. Cho dù họ có vượt biên hay về lại nước thì con số thống kê sách này dẫn chứng không đáng tin.
     
  20. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Sách này thống kê số lượng chỗ nào vậy? Bạn dẫn chứng cho tôi xem nó thống kê số lượng người Hoa, số lượng người dùng tiếng Hoa trong sách ra cho tôi xem?
    Tôi bắt đầu nghi ngờ vấn đề đọc sách của bạn rồi đấy. Đọc sách mà mắt nhắm mắt mở, trang hướng dẫn cũng không biết...
    Cuốn Atlas này là bản cũ, nó cập nhật thông tin mỗi năm thì lôi 1975 vào làm gì?

    [​IMG]

    Nhìn hình đó thì tôi thấy nó nói tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức, ngoài ra còn dùng tiếng TQ cả các ngôn ngữ khác, nó sai chỗ nào vậy? Sách có hướng dẫn mà không đọc để biết rồi phán nó sai... Đúng là hài hước.
     
    Chỉnh sửa cuối: 15/6/17
Moderators: Bọ Cạp

Chia sẻ trang này