Thảo luận Xin ý kiến về học giả An Chi, hay rộng ra là nghiên cứu văn hóa lịch sử VN

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi nhanjkl, 25/5/23.

Moderators: amylee
  1. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Trước đây các triều vua TQ đều chỉ gọi nước ta là An Nam và chỉ phong quốc vương. Nhưng các triều vua VN đều tự xưng là hoàng đế, tự gọi là Đại Việt, chỉ giấy tờ bang giao mới ghi như người TQ gọi.
    Quốc hiệu Việt Nam chính thức xuất hiện vào thời nhà Nguyễn. Vua Gia Long đã đề nghị nhà Thanh công nhận quốc hiệu Nam Việt. Tuy nhiên tên Nam Việt trùng với quốc hiệu của quốc gia cổ Nam Việt thời Triệu Đà, gồm cả Quảng Đông và Quảng Tây. Nhà Thanh yêu cầu nhà Nguyễn đổi lại thành Việt Nam để tránh nhầm lẫn. Quốc hiệu này được tuyên phong vào năm 1804.
    Có lẽ vua Minh Mạng không thích quốc hiệu này nên không dùng mà lấy quốc hiệu là Đại Nam.
     
  2. Bọ Cạp

    Bọ Cạp Moderator Thành viên BQT

    Xưa nay em không bao giờ dùng từ An Nam để chỉ người Việt bác ạ. Còn làm ebook mấy quyển của các ông thực dân họ ghi vậy thì em giữ nguyên thôi. :D
     
    quang3456 thích bài này.
  3. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Mình rút ra 2 điều từ đoạn này:
    - Quốc hiệu Việt Nam phân nửa là do ta tự đi xin, nửa còn lại do người Mãn, triều Thanh quyết định, nói chung không phải do Tàu đặt cũng ok rồi. Tất nhiên ai đó cho rằng mình bài Tàu thì chịu, họ cũng có thể cho rằng Thanh cũng Tàu cả thôi, chịu nốt.
    - Nhà nước Xã hội chủ nghĩa vẫn kế thừa quốc hiệu đầu nhà Nguyễn, quá ok luôn.
     
    ntdieu and quang3456 like this.
  4. Bọ Cạp

    Bọ Cạp Moderator Thành viên BQT

    Ừ đúng rồi, "mẫu quốc" hay "thiên triều" thì đời nào muốn ta dùng Đại Nam hay Đại Việt nên nó mới dùng An nam đấy. Nhưng cha ông đổ bao xương máu để khẳng định chủ quyền thì việc gì phải hạ mình nhận là "An Nam"
     
    tran ngoc anh and quang3456 like this.
  5. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Còn các nước Trung Á và Nga thì gọi TQ là Khiết Đan - Khitai thì phải. Do nhà Liêu lúc đó quá rộng, ôm trọn phía Bắc TQ và giao lưu tiếp xúc với Nga, Trung Á nhiều. Họ xem nhà Liêu Khiết Đan này như là đại diện cho TQ và gọi luôn, song Liêu cũng "không mấy" TQ cho lắm đúng không :D
     
    Utron, amylee and quang3456 like this.
  6. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Còn người VN xưa thì hay gọi TQ là Ngô vì thời Tam quốc bị nhà Ngô đô hộ. VD Đại cáo bình Ngô, Bình Ngô sách... Đến thứ cây mang từ TQ về cũng gọi là cây ngô.
    Cũng có khi người VN gọi TQ là Tàu có lẽ vì nhiều người TQ chạy trốn đến VN bằng tàu.
    Nếu bây giờ gọi người TQ bằng những tên ấy chắc họ phản đối kịch liệt.
     
    Utron thích bài này.
  7. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Đây là một trong những điều khi nhắc về lịch sử thấy vui, gây tò mò tìm hiểu nè :D

    Mình còn nghe nói đợt đầu tiên họ qua bằng 3 con tàu, nên dân gian mới gọi là người 'ba Tàu' :D

    Chắc chỉ có người gốc Hoa còn lại ở VN mới hơi nhột nhột tí thôi, chứ người Hoa ở miền Nam cũng về lại TQ khá là nhiều rồi, với lại mình biết ai gốc Hoa mình sẽ tránh không gọi như vậy. Ở miền Nam mà họ Trần như mình cũng có lai Hoa rồi, mà mình thấy bình thường.

    Ngô vào thời điểm này (lúc viết Bình Ngô đại cáo) là chỉ nhà Minh chứ không phải nước Ngô thời tam Quốc đâu bạn Quang :D
    Vì Chu Nguyên Chương khởi nghiệp ở đất Ngô, chắc trùng vị trí với nước Ngô tam Quốc í, vì ông xưng là Ngô Vương ở Nam Kinh 4 năm trước khi chính thức thành lập nhà Minh.
     
    Chỉnh sửa cuối: 29/5/23
    quang3456 and Utron like this.
  8. nhanjkl

    nhanjkl Moderator Thành viên BQT

    Mình có thể xác nhận là người Hoa ở Chợ Lớn sẽ rất không thích việc bị gọi là "người Tàu" hoặc đặc biệt là "Ba Tàu". Mình cũng loại bỏ chữ "người Tàu" ra khỏi vốn từ vựng của mình, chỉ gọi là "người Hoa" thôi.
     
    Utron and tran ngoc anh like this.
  9. nhanjkl

    nhanjkl Moderator Thành viên BQT

    Bạn nói rõ hơn được không nhỉ? Về lại TQ là khoảng thời gian nào?
    Đúng là thuyết "3 con tàu" khá phổ biến nhưng tính xác thực chắc cần xem lại. Hồi đó mình có nghe một ông thầy người Hoa dạy tiếng Quảng ở vùng Chợ Lớn chửi cái thuyết đó khá nhiều, nhưng mà cụ thể chi tiết sao thì mình quên rồi.
     
    tran ngoc anh and Utron like this.
  10. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Đợt VNCH ép họ nhập tịch đó, những người không chịu thì về TQ hết rồi, ai còn ở lại thì xem như hoà huyết thành người Việt hết.

    Cũng vì vậy mà VN hiện nay ít bị người Hoa kiểm soát kinh tế hơn bất kỳ quốc gia ĐNA nào khác. Xem Thái Lan giàu có hơn mình nhưng sự giàu có và quyền lực chính trị đều ở trong tay người Hoa.
     
    Utron and nhanjkl like this.
  11. vinaguy

    vinaguy Lớp 11

    Thực chất, em không phải chuyên ngành là nghiên cứu lịch sử hay là nguồn gốc này kia kia nọ. Và lúc chui vào topic này thì em như đi lạc vào sa mạc, cố gắng đọc cho hiểu hết cả 4 trang topic mà thôi. Nhưng khổ quá, các bác bình luận cũng không giải thích rõ ràng cụ thể, nên em đọc cứ u u minh minh mãi, đi tìm tài liệu thì quả thật rất mất thời gian và không phải chuyên ngành của mình, nên cũng không biết nguồn nào đáng tin cậy. Thôi thì em mượn con Chat nhờ nó lục dùm cho, và nó cho ra mấy kết quả thấy cũng ngắn gọn và dễ hiểu, có nguồn trích dẫn rõ ràng nữa. Em cứ bỏ đại vào đây, coi như là để cho các bác sau, ai giống em thì tham khảo thêm.
    Tên Sài Gòn có nguồn gốc từ nhiều giả thuyết khác nhau. Một số giả thuyết phổ biến là:
    • Tên Sài Gòn là phiên âm từ Prei Nokor của người Khmer, nghĩa là “Thị trấn ở trong rừng”. Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.
    • Tên Sài Gòn là biến đổi từ Đề Ngạn (堤岸), nghĩa là “Bờ đê”. Giả thuyết này được hai người Pháp là Aubaret và Francis Garnier đưa ra. Theo họ, năm 1778 người Hoa ở Cù lao Phố (Biên Hòa) vì giúp đỡ nhà Nguyễn nên bị quân nhà Tây Sơn tìm kiếm phải rút lui theo con sông Tân Bình (Bến Nghé), chọn vùng đất ở giữa đường Mỹ Tho đi Cù lao Phố mà xây dựng tân sở, ngày sau thành phố Chợ Lớn. Năm 1782 họ lại bị quân nhà Tây Sơn tìm kiếm một lần nữa. Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.
    • Tên Sài Gòn là biến đổi từ Kai-gòn, tên gọi loại cây sản xuất ra bông gòn. Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.
    Tên Văn Lang là tên gọi của nhà nước đầu tiên theo truyền thuyết trong lịch sử Việt Nam. Nhà nước Văn Lang được cai trị bởi các Hùng Vương. Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Dưới thời Văn Lang, đất nước được chia thành 15 bộ. Mỗi bộ được gọi là Lạc. Đứng đầu mỗi bộ là một Lạc Hầu (chức vụ quan lại). Dưới Lạc Hầu là các Lạc Tướng (chức vụ quân sự). Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.
     
    tran ngoc anh, amylee and Utron like this.
  12. Utron

    Utron Super Moderator Thành viên BQT

    Nghe nói người Cambodia còn gọi người Việt là Duồn, bạn nào biết tiếng Khmer thử giải thích xem. Ngược lại tôi có chứng kiến một ông người Việt Cần Thơ (ông này gốc Bắc Kỳ nhưng sinh ra và lớn lên ở Cần Thơ nên chất "anh Hai Nam Bộ" rất đậm, không có chút xíu chất Bắc Kỳ nào) gọi mấy ông Khmer Trà Vinh là mấy ông Polpot-Yengsary. :D Thôi ai thấy nhột (An Nam, Tàu, Duồn, Căm, Mèo, Mán, Thổ....) thì cứ AQ đi cho khỏe, ấm ức làm gì cho mệt. :)
     
    tran ngoc anh and amylee like this.
  13. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Có nhiều giả thuyết, phổ biến nhất là thuyết từ văn hoá Ấn độ gọi người khác văn hoá là yuavana nghĩa là man di.
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    tran ngoc anh thích bài này.
  14. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Có thuyết nói là người VN coi người Tàu ngụ cư là đàn em nên gọi là ba Tàu, chú khách (chú là chú em) và tự coi mình là anh Hai.
     
    tran ngoc anh thích bài này.
  15. Bọ Cạp

    Bọ Cạp Moderator Thành viên BQT

    Giờ có cái trò lật sử, nguồn nọ nguồn kia kiểu lươn lẹo, ra cái điều gì cũng biết mà quên rằng vua của một nước chủ quyền đặt tên nước thì mới có giá trị. Thương nhân Bồ Đào Nha, Hà Lan, Pháp họ gặp các quan chức giao lưu đổi hàng hoá, họ gọi nước ta là Đại Nam.
     
    tran ngoc anh thích bài này.
  16. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Có nhiều giả thuyết về tên gọi Văn lang bạn ơi, người ta chỉ nhất trí đó là 1 từ phiên âm tiếng bản địa, còn phiên âm tiếng gì thì chưa rõ.
    Theo thuyết bạn dẫn thì Blang hay Klang là con chim vật tổ, có lẽ nhầm với "Hồng Bàng là tổ nước ta..."
    Về chữ Lạc, sách có chép về Lạc điền, Lạc hầu, Lạc tướng và có lẽ cả Lạc vương nữa nhưng không có nói về Lạc điểu. Con chim Lạc chỉ là sáng tạo của các nhà sử học gần đây thôi và họ gán hình tượng con chim to nhất trên trống đồng là chim Lạc.
     
    vinaguy thích bài này.
  17. Utron

    Utron Super Moderator Thành viên BQT

    Khi giải thích về chữ Lạc thì bạn nên loại bỏ hết những phương án có dính đến chữ Hán vì còn lâu người Hán mới có ảnh hưởng đến nước Văn Lang. Muốn tìm hiểu về cái tên đó, ngoài phân tích ngữ âm của các dân tộc lân cận thì cần tìm những văn bản viết bằng Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link mới đúng hướng.
     
    vinaguy thích bài này.
  18. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Tôi có nhắc đến 2 giả thuyết: lạc- nác- nước và lạc- ló- lúa. Theo đó thì Lạc điền là ruộng nước hoặc ruộng lúa. Còn chim Lạc nếu có sẽ phải là 1 loài chim nước, tuy nhiên con chim được gọi là chim Lạc trên trống đồng không phải loài chim nước.
     
  19. Utron

    Utron Super Moderator Thành viên BQT

    Bạn nào đọc Tam quốc diễn nghĩa chắc nhớ đoạn Trần Lâm viết hịch chửi 3 đời nhà Tào Tháo chứ nhỉ? Tào Tháo đang nhức đầu, đọc xong toát hết mồ hôi, khỏi cả nhức đầu. Tháo chỉ cười phán (tôi nhớ đại khái nhưng ngại tìm ebook để trích nguyên văn): "Văn Trần Lâm tuy hay nhưng võ của Viên Thiệu dở thì nàm thao?".
    Sau này Tháo phá xong Viên Thiệu thì Lâm chỉ giải trình: "Mũi tên đã trên cung thì phải bắn". Tháo tha bổng ngay và luôn, rồi bổ nhiệm cho Trần Lâm một chức vụ.
     
  20. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Hồi nhỏ nghe người lớn nói hoài luôn mà giờ không nhớ rõ, cũng thấy vần vần với cụm từ này nè :D
     
Moderators: amylee

Chia sẻ trang này