Ấn Độ Ý thức và cái tuyệt đối - Nisargadatta Maharaj

Thảo luận trong 'Tủ sách Tôn giáo' bắt đầu bởi leho888, 2/10/16.

Moderators: mopie
  1. leho888

    leho888 Lớp 3

    Lời nói đầu

    Nhiều sách về giáo pháp của Sri Nisargadatta Maharaj đã được xuất bản dưới hình thức hỏi và đáp, đúng theo phong cách giáo pháp được thuyết giảng. Tác phẩm “I AM THAT – TA LÀ CÁI ĐÓ” được Maurice Frydman dịch từ các pháp thoại của Maharaj, cùng những tuyển tập tiếp theo – trong đó có một số tuyển tập do tôi dịch – được xem như những hướng dẫn về triết giáo của Maharaj. Qua nghiên cứu các tuyển tập đó, rất nhiều người Tây phương đã hành theo giáo pháp của ngài. Và bây giờ, thêm một mắt xích bằng vàng nữa thuộc các tuyển tập hướng dẫn được giới thiệu ở đây với tựa đề “Consciousness and the Absolute – Ý thức và Cái Tuyệt Đối”.

    Trong quyển sách này độc giả sẽ biết về các thuyết giáo sau cùng của Sri Nisargadatta Maharaj – các đối thoại sau cùng của ngài với những người từ khắp nơi trên thế giới đến nghe thuyết giảng. Những thuyết giáo này được xem là đỉnh cao trí tuệ của Sri Nisargadatta Maharaj, và cũng là giáo pháp tối thượng hy hữu nhất mà ngài đã lưu truyền cho chúng ta.

    Khung cảnh của các pháp thoại là một căn gác nhỏ được Maharaj xây cất năm mươi năm trước để hành thiền. Trong suốt thời gian bốn mươi năm không biết bao nhiêu người từ khắp nơi đã đến gặp ngài để xin được chỉ giáo tâm linh. Vào những ngày cuối cùng đầy đau đớn với căn bệnh ung thư, Maharaj đã nói rất ngắn gọn nhưng thật súc tích. Những đau đớn của thân xác hiển nhiên là khủng khiếp, nhưng Maharaj biết rất rõ ngài không phải là thân xác. Chúng tôi biết thân xác của Maharaj trải qua những đau đớn vì ngài cho biết như thế, nhưng không ai nghe một tiếng rên nào thoát ra từ miệng ngài. Chỉ đơn thuần quan sát Maharaj là cả một sự kính sợ.

    Maurice Frydman đã mô tả vị Đạo sư vĩ đại là “nhiệt tình, trìu mến, hóm hỉnh, hoàn toàn vô úy và chơn thật; tạo cảm hứng, hướng dẫn và giúp đỡ bất cứ ai tìm đến với ngài”. Nhiều người khác ví Maharaj như cọp. Maharaj là tất cả những gì được cần đến: Tử tế, nhân từ, nhẫn nại, cộc lốc, khắt khe, nôn nóng. Tính khí thoảng qua Maharaj như gió hè, nhưng chẳng chạm đến ngài.

    Sức mạnh của thông điệp Maharaj vang dội với một mục đích duy nhất: “Buông bỏ tất cả những gì ngươi đã đọc và đã nghe, và chỉ HIỆN HỮU. Ngươi, cái Tuyệt Đối, không biết cái biết “Ta Hiện Hữu” này, nhưng hiện thời ngươi phải an trú trong cái biết “Ta Hiện Hữu”. Maharaj đã lập đi lập lại những lời này một cách đầy ý nghĩa; chúng ta đã tạo nên một cái vỏ cứng xung quanh cái ta hư giả để bảo vệ nó, vì thế cần phải thường xuyên gõ lên cái vỏ đó để phá vỡ nó. Phong cách lập đi lập lại các thuyết giảng là một phần của trí tuệ và cũng là diệu thuật truyền đạt của ngài.

    Maharaj dạy chúng ta phải tìm ra cho chính mình, suy gẫm những lời ngài nói, và tự hỏi “Có thật thế không?” Ngài nói một người phải tìm ra thân xác là gì, nó từ đâu đến; hãy tìm hiểu nó một cách khách quan, và quan sát nó mà không phán xét. Một người sẽ sớm nhận ra nó như một robot hoạt động theo những lập trình của người khác. Chúng ta phải quay vào trong với cái mà nhờ nó chúng ta biết mình hiện hữu, và trở nên một với cái đó.

    An trú trong cái biết “Ta Hiện Hữu” (hay Ý thức, tức là tình yêu thuần túy), chính Ý thức đó sẽ cho chúng ta tất cả các câu trả lời. Hiện tại, Ý thức là cái mà chúng ta là, không phải Ý thức có tính cách con người, mà là Ý thức vũ trụ, phi nhân cách. Vào đúng lúc, Ý thức thậm chí sẽ cho chúng ta thấy mình cũng không phải như vậy, mà chúng ta là cái Tuyệt đối Vĩnh cửu, bất sinh bất tử.

    Tất cả sắc thái trí tuệ độc nhất vô nhị của Maharaj được phản ảnh trong những đối thoại sâu sắc cuối cùng với những người có phước báu được thân cận ngài.

    Ước mong người đọc tìm được ân đức của Maharaj trong những giòng chữ này.

    Jean Dunn

    ***

    Ngày 1 tháng 5 năm 1980

    Người hỏi: Bậc giác ngộ thấy thế giới như thế nào

    Maharaj: Người giác ngộ biết rõ nguồn gốc và ý nghĩa của ý thức, và sự hiện hữu này tự sinh khởi đối với người giác ngộ. Cũng ý thức này đóng nhiều vai trò khác nhau, có cái vui thích, có cái không vui thích; nhưng dù vai trò là gì thì giác ngộ chỉ là người chứng kiến. Vai trò không hề ảnh hưởng đến người giác ngộ.

    Tất cả vấn đề của ông đều là vấn đề thân tâm. Ấy thế mà ông vẫn bám víu vào thân xác. Vì tự đồng hóa với thân tâm nên ông tuân theo một số quy tắc lịch sự trong khi nói chuyện. Ta thì không. Ta có thể làm cho ông bối rối; có thể ông không chịu được những gì Ta nói. Ta không biết phép lịch sự là gì.

    Ông bị ràng buộc bởi các khái niệm và quan niệm của ông. Thật ra, ông chỉ yêu quí ý thức “Ta”; ông làm đủ mọi chuyện vì nó. Ông chẳng phục vụ cho ai, và cũng chẳng phải cho đất nước, mà chỉ cho cái ý thức “Ta” này, cái mà ông vô cùng yêu quí.

    H: Nhưng tôi thích hành động; tôi thích làm việc.

    M: Tất cả các sinh hoạt xảy ra, nhưng chỉ là trò tiêu khiển. Các trạng thái thức và ngủ sâu tự đến và đi. Qua ý thức “Ta”, ông có cảm tưởng như thể ông làm việc. Nhưng hãy tìm xem cái ý thức “Ta” này là thật hay không thật, thường hay vô thường.

    Cái “ta” xuất hiện là cái ta không thật. Ta đã chứng minh nó không thật như thế nào. Ngay khi cái “ta” được chứng minh là không thật thì ai là kẻ biết cái “ta” không thật? Cái biết bên trong ông biết cái “ta” không thật, cái biết đó biết sự thay đổi, nên chính nó phải bất biến và thường hằng.

    Ông chỉ là một ảo ảnh – Maya – một sự tưởng tượng. Vì Ta biết ta không thật nên Ta biết ông cũng không thật. Không phải: Vì Ta thật, nên ông không thật, mà là: Vì Ta không thật, nên tất cả đều không thật.

    Ý thức tùy thuộc vào thân xác, thân xác tùy thuộc vào tinh chất của thực phẩm. Chính ý thức là cái đang nói. Nếu không có tinh chất của thực phẩm thì thân xác không thể tồn tại. Nếu không có thân xác, liệu Ta có thể nói?

    Liệu ông có thể bằng mọi cách giữ lại ý thức “Ta” này? Nó đến một cách tùy nghi và ra đi cũng như thế. Nó không báo trước với ông bằng cách tuyên bố “ngày mai ta sẽ ra đi”.

    Một nghi vấn vừa khởi sinh và ông đang cố tìm một giải pháp, nhưng ai là kẻ nghi vấn? Hãy tìm ra kẻ đó cho chính ông.

    Link Download:
    Pdf: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Prc: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
  2. tlt2009

    tlt2009 Lớp 4

    Em thích đọc sách của Nisargadatta Maharaj lắm. Cảm ơn anh leho888 chia sẻ.
     
  3. chuongnguyentd

    chuongnguyentd Lớp 11

    Cám ơn bạn nhiều.
     
  4. HuanVB

    HuanVB Mầm non

    Cám ơn bạn @leho888 rất nhiều. Mình rất muốn mua sách giấy của Sri Nisargadatta Maharaj, bạn có biết mua cuốn này ở đâu không.
     
  5. Thongnx

    Thongnx Mầm non

    Cảm ơn bạn đã chia sẻ !
     
  6. zoomvietnam

    zoomvietnam Lớp 3

    Quyển này rất hay. Phiên bản tiếng Anh giúp hiểu rõ hơn các thuật ngữ về tâm lí, tâm linh.
     

    Các file đính kèm:

    sky_tiger and nguoidocsach like this.
Moderators: mopie

Chia sẻ trang này